Người sử dụng lao động tự ý tuyển nhân viên thay thế. Quyền lợi của người lao động khi vị trí công việc có người thay thế.
Người sử dụng lao động tự ý tuyển nhân viên thay thế. Quyền lợi của người lao động khi vị trí công việc có người thay thế.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại em đang là sinh viên năm nhất, vừa đi học và đi làm thêm. Mới đây em có xin được 1 công việc và có làm 1 bản
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định “Bộ luật lao động 2019”, nếu xét thấy thiếu vị trí làm việc, người sử dụng lao động có quyền tuyển thêm người lao động để làm việc tại vị trí đó.
Người sử dụng lao động có đơn phương chấm dứt
Bạn nên xem lại trong hợp đồng lao động của bạn có quy định điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay không? Nếu có sẽ áp dụng theo hợp đồng lao động.
Nếu không có điều khoản liên quan đến việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ áp dụng theo quy định “Bộ luật lao động 2019”.
Căn cứ Điều 38 “Bộ luật lao động 2019” quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động:
“1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
Nếu căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động đưa ra thuộc một trong những căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 38 “Bộ luật lao động 2019” thì người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thanh toán cho bạn tiền công của những ngày bạn đã làm việc, trả trợ cấp thôi việc cho bạn.
Nếu căn cứ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động đưa ra không thuộc một trong những căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 38 “Bộ luật lao động 2019”, thì người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bồi chi trả và bồi thường cho người lao động theo quy định Điều 42 “Bộ luật lao động 2019”.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Nghĩa vụ bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
– Kỷ luật lao động hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại