Trên thực tế, nhiều trường hợp người phạm tội khi thực hiện hành vi vi phạm đã bị chết. Vật đối với trường hợp người phạm tội đã chết có phải bồi thường thiệt hại hay không?
Mục lục bài viết
1. Người phạm tội đã chết có phải bồi thường thiệt hại không?
Câu hỏi: Chị Bình ở Tây Ninh đặt câu hỏi:
Chào Luật sư. Tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư giải đáp. Chuyện là tôi có một người em họ năm nay 35 tuổi. Trong một nhận nhậu cùng bạn bè, không biết vì lý do gì mà em tôi với một người bạn nữa có xích mích và đánh nhau. 2 bên đã dùng dao lấy từ nhà hàng đâm nhau.Cả 2 đều bị thương và được đưa đến bệnh viện để cấp cứu. Nhưng do vết thương của em tôi xấu nên máu ra nhiều. Do đó, em tôi đã qua đời khi trên đường đến bệnh viện. Vậy đối với trường hợp này, gia đình người quen của tôi có cần phải bồi thường thiệt hại cho bạn kia hay không? Tôi xin cảm ơn.
Chào bạn, chúng tôi gửi đến bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
– Người nào đã có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của người khác mà có gây thiệt hại thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
– Người gây có hành vi gây thiệt hại tuy nhiên không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại đó phát sinh được xác định là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Đối với trường hợp tài sản gây ra thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản sẽ phải là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Cũng tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:
– Đối với những người được hưởng thừa kế sẽ phải có trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết đã để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trong trường hợp di sản để lại chưa được chia thì phần nghĩa vụ tài sản do người chết để lại sẽ được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
– Đối với trường hợp di sản đã được phân chia thì mỗi người thừa kế sẽ thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không được vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trong trường hợp người thừa kế được xác định không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người phạm tội duy nhất đã chết mà có tài sản để lại thì đối với những người thừa kế phải có trách nhiệm bồi thường trong phạm vi di sản đó.
2. Người phạm tội duy nhất đã chết thì vụ án được giải quyết thế nào?
Căn cứ theo Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 được sửa đổi 2017 quy định không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
– Trường hợp đã xác định không có sự việc phạm tội;
– Hành vi phạm tội không cấu thành tội phạm;
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được xác định là chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
– Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định của người có thẩm quyền đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
– Hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Tội phạm đã được cơ quan có thẩm quyền đại xá;
– Trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
– Tội phạm quy định mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối với trường hợp chưa khởi tố vụ án hình sự mà người phạm tội duy nhất đã chết thì sẽ không khởi tố.
3. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 586 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:
– Người từ đủ mười tám tuổi trở lên nếu gây thiệt hại thì sẽ phải tự bồi thường đối với thiệt hại đã gây ra.
– Người chưa đủ mười lăm tuổi trường hợp gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ sẽ là người có trách nhiệm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu trường hợp tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nếu trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu như không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nếu trường hợp gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó sẽ được dùng tài sản của người được giám hộ để thực hiện trách nhiệm bồi thường; nếu trường hợp người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ sẽ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thị trường hợp gây ra thiệt hại thì dựa vào năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại để xác định người có trách nhiệm phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
4. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại như sau:
– Thiệt hại thực tế đã được xác định sẽ phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên sẽ cùng nhau đưa ra thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại sẽ có thể được giảm mức bồi thường nếu trường hợp chứng minh được không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
– Khi mức bồi thường được xác định là không còn phù hợp với thực tế thì các bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
– Đối với trường hợp đã xác định được bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì sẽ không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm sẽ không được bồi thường nếu trường hợp thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến người phạm tội đã chết có phải bồi thường thiệt hại không. Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Dân sự 2015.