Người phạm tội đã chết có khởi tố vụ án được không? Quy định về việc khởi tố vụ án trong trường hợp bị can đã chết?
Hiện nay, số lượng tội phạm không ngừng tăng cao. Do đó, vấn đề pháp luật về hình sự luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Một trong những câu hỏi thường được thắc mắc liên quan đến vấn đề hình sự này là: Người phạm tội (bị can) đã chết có khởi tố vụ án được không?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về khởi tố bị can:
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60
– Theo quy định tại khoản 1 Điều 179
– Về nguyên tắc, khởi tố vụ án, khởi tố bị can được hiểu là những việc làm của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc ra quyết định khởi tố vụ án (hoặc quyết định không khởi tố vụ án) và quyết định khởi tố bị can. Cơ quan chức năng có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm, tức cơ quan chức năng đã xác định được cá nhân, pháp nhân có liên quan, tham gia thực hiện tội phạm.
– Thực tế, cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ, cách thức nhất định. Điều 143
+ Thứ nhất, xác định dấu hiệu tội phạm thông qua việc tố giác của cá nhân, tổ chức.
+ Thứ hai, xác định dấu hiệu tội phạm thông qua tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
+ Thứ ba, dấu hiệu tội phạm được xác định dựa vào những kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
+ Thứ tư, do Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
+ Thứ năm, dấu hiệu tội phạm được xác định do người phạm tội tự thú.
Như vậy, có rất nhiều cách thức để cơ quan điều tra tiến hành xác định dấu hiệu của tội phạm. sự đa dạng trong cách thức xác định giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền không bỏ lọt tội phạm, thực hiện khởi tố để người vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Về cơ bản, sau khi khởi tố vụ án, bước vào giai đoạn điều tra thì cơ quan có thẩm quyền mới điều tra căn cứ xác định các yếu tố cấu thành tội phạm để có căn cứ khởi tố bị can. Vì vậy, quyết định khởi tố vụ án hình sự thường có trước quyết định khởi tố bị can.
2. Người phạm tội (bị can) đã chết có khởi tố vụ án được không?
Nhắc đến pháp luật hình sự, người ta thường nhắc đến cụm từ “tội phạm”. Theo quy định của
Thực tiễn pháp luật, có rất nhiều trường hợp, sau khi xác định được dấu hiệu tội phạm, cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành bắt giữ người phạm tội để phục vụ cho quy trình xử lý, điều tra tội phạm. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, trước khi khởi tố vụ án hình sự, bị can (người phạm tội) vì lý do nào đó đã chết. Điều này gây khó khăn trong việc phản ứng và định hướng cách thức điều tra.
Ví dụ: Nguyễn Văn A, 47 tuổi, thường trú tại huyện B, tỉnh C. A là hung thủ trong vụ án giết anh K cùng làng. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, A đã tiến hành bỏ trốn. Trong quá trình chạy trốn sự truy bắt của lực lượng công an, A đã gặp tai nạn giao thông và tử vong. Một câu hỏi đặt ra là, trong trường hợp này, khi người phạm tội là A đã chết thì cơ quan chức năng có thẩm quyền có tiến hành khởi tố vụ án được không?
Theo quy định tại điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, đối với những trường hợp dưới đây thì cơ quan chức năng có thẩm quyền không tiến hành khởi tố vụ án hình sự:
– Thứ nhất, trong trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
– Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều sau: 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác), 135 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh), 136 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội), 138 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác), 139 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính), 141 (Tội hiếp dâm), 143 (Tội cưỡng dâm), 155 (Tội làm nhục người khác), 156 (Tội vu khống) và 226 (Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Như vậy, theo quy định tại điều luật chết, trong trường hợp người phạm tội chết mà không cần tái thẩm, thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ không khởi tố được vụ án. Về nguyên tắc, trong trường hợp Cơ quan điều tra nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 10 ngày, nếu xác nhận được người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết thì sẽ ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, trừ trường hợp vụ án vẫn có những người khác cần tái thẩm, điều tra làm rõ.