Việt Nam là một quốc gia đang mở cửa nên kinh tế, trong đó có ngành du lịch. Trong nhiều năm vừa qua, Việt Nam đã và đang trở thành điểm đến du lịch của nhiều du khách quốc tế. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì trong trường hợp người nước ngoài đến Việt Nam du lịch có được mang ô tô hay không?
Mục lục bài viết
1. Người nước ngoài đến Việt Nam được mang ô tô không?
Trước hết, không có văn bản quy phạm pháp luật nào nghiêm cấm người nước ngoài đến Việt Nam không được mang ô tô. Tuy nhiên, người nước ngoài khi đến Việt Nam (du lịch hoặc làm việc …) muốn mang ô tô thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện chung, điều kiện riêng đối với phương tiện ô tô (phương tiện cơ giới nước ngoài) và điều kiện đối với người điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài đó. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 30/2024/NÐ-CP, có quy định về điều kiện để phương tiện cơ giới nước ngoài (trong đó có phương tiện xe ô tô) và người nước ngoài điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam như sau:
Thứ nhất, điều kiện chung đối với người điều khiển phương tiện và phương tiện xe cơ giới nước ngoài vào lãnh thổ của Việt Nam:
-
Bắt buộc phải thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam để thực hiện thủ tục đề nghị chấp thuận được tổ chức cho du khách nước ngoài mang phương tiện xe cơ giới nước ngoài tham gia giao thông trên lãnh thổ của Việt Nam;
-
Bắt buộc phải có văn bản chấp thuận được tổ chức cho du khách nước ngoài mang phương tiện cơ giới đường bộ vào tham gia giao thông trên lãnh thổ của Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Công an cung cấp.
Thứ hai, điều kiện riêng đối với phương tiện giao thông cơ giới nước ngoài:
-
Là phương tiện cơ giới đường bộ căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 30/2024/NÐ-CP;
-
Có đầy đủ giấy đăng ký xe, gắn biển số xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cung cấp và còn giá trị hiệu lực;
-
Có giấy chứng nhận đăng kiểm đáp ứng đầy đủ điều kiện về an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện xe cơ giới; hoặc có đầy đủ giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký phương tiện cung cấp còn giá trị hiệu lực (áp dụng đối với phương tiện xe ô tô);
-
Đối với phương tiện xe cơ giới nước ngoài là xe ô tô có tay lái bên phải, thì cần phải bổ sung thêm công hàm của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam gửi Bộ Công an đề nghị, trong đó nêu rõ lý do cho phương tiện tham gia giao thông trên lãnh thổ của Việt Nam;
-
Bắt buộc phải thực hiện thủ tục hải quan, tạm nhập, tái xuất theo quy định của pháp luật hải quan tại khu vực cửa khẩu xuất nhập cảnh;
-
Chỉ được phép thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không; phải thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất theo đúng cửa khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Công an chấp thuận;
-
Thời gian được phép tham gia giao thông trên lãnh thổ của Việt Nam tối đa không vượt quá 45 ngày, trong trường hợp bất khả kháng thì có quyền lưu lại Việt Nam tuy nhiên không vượt quá 10 ngày tiếp theo.
Thứ ba, điều kiện đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới nước ngoài tại Việt Nam như sau:
-
Là người nước ngoài;
-
Có đầy đủ giấy phép lái xe do nước ngoài cung cấp phù hợp với loại phương tiện điều khiển và còn giá trị hiệu lực;
-
Thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật xuất nhập cảnh Việt Nam đối với người nước ngoài;
-
Có hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, giấy tờ có giá trị cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam, ngoại trừ trường hợp được miễn thị thực. Trong trường hợp cá nhân người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu bắt buộc phải có thời gian sử dụng trong vòng ít nhất 06 tháng; người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử thì phải nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quy định cụ thể.
Như vậy, theo quy định hiện nay thì Bộ Công an là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc chấp thuận cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới đường bộ, trong đó có phương tiện xe ô tô vào tham gia giao thông trên lãnh thổ của Việt Nam.
Trong một số trường hợp đặc biệt, hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh trật tự an toàn giao thông, đảm bảo an ninh quốc gia thì Bộ Công an có quyền ra quyết định về việc từ chối, đình chỉ hoạt động, yêu cầu thay đổi thời gian, thay đổi tính đường, tốc độ sao cho phù hợp đối với phương tiện cơ giới nước ngoài trong quá trình tham gia giao thông trên lãnh thổ của Việt Nam để du lịch.
Như vậy, người nước ngoài đến Việt Nam hoàn toàn có quyền được mang ô tô khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên và được sự đồng ý của Bộ Công an.
2. Người nước ngoài đến Việt Nam du lịch được mang theo loại ô tô nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định 30/2024/NÐ-CP, có quy định về phương tiện xe cơ giới nước ngoài. Theo đó, phương tiện cơ giới nước ngoài là các phương tiện như sau:
- Xe ô tô chở người có tay lái bên phải hoặc xe ô tô chở người có tay lái bên trái, trong đó bao gồm: Xe ô tô chở người từ 09 chỗ trở xuống, xe ô tô nhà ở lưu động;
- Xe mô tô hai bánh.
Đồng thời, trường hợp bất khả kháng được xác định là trường hợp người nước ngoài, phương tiện xe cơ giới nước ngoài không thể ra khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do xảy ra sự kiện khách quan không thể lường trước và không thể khắc phục ngay mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết, trong khả năng cho phép.
Như vậy, phương tiện xe cơ giới nước ngoài tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam để du lịch bao gồm phương tiện như sau:
(1) Xe ô tô chở người có tay lái bên phải hoặc xe ô tô chở người có tay lái bên trái, gồm:
+ Xe ô tô từ 09 chỗ trở xuống;
+ Xe ô tô nhà ở lưu động;
(2) Xe mô tô hai bánh.
3. Quy định đối với người điều khiển và xe ô tô nước ngoài khi tham gia giao thông tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 30/2024/NÐ-CP, có quy định đối với người điều khiển và phương tiện giao thông cơ giới nước ngoài trong quá trình tham gia giao thông trên lãnh thổ của Việt Nam. Theo đó:
-
Bắt buộc phải có phương tiện đi trước để hướng dẫn giao thông cho phương tiện cơ giới nước ngoài trong quá trình lưu thông, tham gia giao thông đường bộ trên lãnh thổ của Việt Nam. Phương tiện hướng dẫn giao thông là xe ô tô trong trường hợp khách du lịch điều khiển phương tiện xe ô tô hoặc cũng có thể là xe mô tô trong trường hợp khách du lịch điều khiển xe mô tô lưu thông tại Việt Nam do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam bố trí, sắp xếp; và bắt buộc phải được gắn logo hoặc cắm cờ có biểu tượng của doanh nghiệp đó;
-
Chỉ được phép tham gia giao thông trên các tuyến đường trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thời gian lưu hành trên lãnh thổ của nước Việt Nam theo đúng quy định ghi nhận tại văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Công an;
-
Trong quá trình điều khiển phương tiện xe cơ giới nước ngoài tham gia giao thông trên lãnh thổ của Việt Nam, người điều khiển cần phải chấp hành đúng quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực giao thông đường bộ, mang theo giấy tờ và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các loại giấy tờ và tài liệu sau đây: Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, các loại giấy tờ liên quan đến cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam; giấy phép lái xe do nước ngoài cung cấp phù hợp với loại phương tiện điều khiển và còn hiệu lực pháp lý; giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký phương tiện cung cấp và còn giá trị hiệu lực; tờ khai hải quan phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập/tái xuất; giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự do chủ phương tiện xe cơ giới đăng ký có giá trị tại Việt Nam; giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn kiểm định kĩ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện xe cơ giới hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cung cấp còn giá trị hiệu lực (áp dụng đối với xe ô tô).
THAM KHẢO THÊM: