Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế cũng như mở rộng đầu tư mà rất nhiều cá nhân người nước ngoài vào thị trường Việt Nam tiến hành thành lập kinh doanh. Mô hình kinh doanh có nhiều loại, trong đó có mô hình hộ kinh doanh. Vậy người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh không?
Mục lục bài viết
1. Đặc điểm của hộ kinh doanh:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình tiến hành đăng ký thành lập và sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của hộ kinh doanh, cụ thể như sau:
1.1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một hộ gia đình thành lập và làm chủ:
– Trường hợp do một cá nhân làm chủ thì mọi hoạt động trong hộ kinh doanh sẽ hoàn toàn do một cá nhân đó quyết định.
– Trường hợp do một hộ gia đình hoặc một nhóm người thành lập và làm chủ thì hoạt động kinh doanh do các thành viên trong nhóm hoặc các thành viên trong gia đình quyết định. Nhóm người hoặc hộ gia đình sẽ tiến hành thảo luận và cử một người đứng ra làm đại diện hộ kinh doanh.
1.2. Quy mô kinh doanh nhỏ:
Quy mô kinh doanh nhỏ thể hiện ở các điểm sau:
– Hộ kinh doanh chỉ có một địa điểm kinh doanh; khác với các doanh nghiệp ngoài trụ sở chính còn có các chi nhánh, văn phòng đại diện.
– Về lao động: sử dụng không quá 10 lao động.
Hộ kinh doanh hoạt động thường xuyên và có thu nhập chính từ hoạt động kinh doanh.
1.3. Trách nhiệm vô hạn của chủ hộ kinh doanh:
Trách nhiệm vô hạn của hộ trong kinh doanh cũng giống như trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân được hiểu là nếu tài sản của kinh doanh không đủ để trả nợ thì hộ kinh doanh phải lấy cả tài sản bên ngoài kinh doanh để tiến hành thanh toán trả nợ.
Đối với hộ kinh doanh do một nhóm người làm chủ thì rủi ro trong kinh doanh sẽ được phân toán cho các thành viên. Nợ nần của hộ kinh doanh sẽ do tất cả các thành viên phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn. Đối với hộ kinh doanh do một hộ gia đình làm chủ thì tất cả các thành viên trong hộ gia đình cũng sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới. Nếu tài sản chung không đủ để thanh toán trả nợ thì các thành viên của hộ gia đình sẽ phải lấy tất cả tài sản riêng của mình để thanh toán các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh; đồng thời tiến hành thanh toán trả nợ cho cả những thành viên khác trong hộ gia đình.
1.4. Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân:
Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về các điều kiện của một pháp nhân bao gồm:
– Được thành lập theo đúng quy định.
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
– Có cơ cấu tổ chức.
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Theo các căn cứ trên thì có thể xác nhận hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Bởi lẽ, theo quy định pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm đối với tài sản riêng của mình, trong khi đó hộ kinh doanh lại chịu trách nhiệm bằng chính tài sản riêng của chủ sở hữu và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy không thể có tư cách pháp nhân.
2. Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, quyền thành lập hộ kinh doanh được quy định như sau:
– Chủ thể được quyền thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, thành viên hộ gia đình phải là công dân Việt Nam đáp ứng đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên, sẽ ngoại trừ các trường hợp bao gồm:
+ Các đối tượng là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
+ Người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
+ Đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù; hay đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
+ Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
Dựa theo căn cứ trên thì chủ thể được phép thành lập hộ kinh doanh phải là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam.
Đồng thời căn cứ tại
Theo đó, người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam, không phải là công dân Việt Nam thì không thể thành lập hộ kinh doanh.
3. Muốn được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam, người nước ngoài cần làm gì?
Thực tế, để tiến hành thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam, người nước ngoài có thể thực hiện theo hai cách sau đây:
Thứ nhất, thực hiện nhập quốc tịch Việt Nam:
Người nước ngoài muốn nhập quốc tịch tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện về nhập quốc tịch theo quy định tại Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 và Nghị định 16/2020/NĐ-CP.
Khi đủ điều kiện thì người nước ngoài thực hiện thủ tục nhập tịch như sau:
– Chuẩn bị hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam bao gồm:
+ Đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam.
+ Giấy khai sinh, Hộ chiếu cũng như giấy tờ khác có giá trị thay thế (bản sao).
+ Bản khai lý lịch.
+ Phiếu lý lịch tư pháp.
Tùy từng đối tượng mà cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp khác nhau. Cụ thể đối với người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; đối với thời gian người xin nhập quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài sẽ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
+ Giấy tờ chứng minh về trình độ tiếng Việt.
+ Giấy tờ chứng minh chỗ ở, thời gian thường trú ở tại Việt Nam.
+ Giấy tờ chứng minh bảo đảm cuộc sống ở Việt Nam.
– Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ như trên, người có nhu cầu tiến hành nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú.
Thứ hai, ngoài việc nhập quốc tịch Việt Nam như trên thì người nước ngoài có thể thành lập hộ kinh doanh thông qua phương thức ủy quyền bằng
Như vậy, người nước ngoài không thể thành lập hộ kinh doanh ở Việt Nam nhưng họ có thể ủy quyền cho người có quốc tịch Việt Nam và có quyền điều hành quản lý và hưởng mọi quyền lợi như chủ hộ kinh doanh.
4. Hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh:
4.1. Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân đối với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ kinh doanh.
– Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì cần có biên bản họp thành viên hộ gia đình (bản sao).
– Đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì cần có văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (bản sao).
4.2. Thủ tục thành lập hộ kinh doanh:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, hộ gia đình sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm các giấy tờ trên sẽ nộp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh. Thời gian giải quyết là trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết và hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc.
Lưu ý: quyền lợi của cá nhân, hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo nếu như sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp
– Nghị định 16/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam