Để có thể được xem xét và bổ nhiệm làm công chứng viên, công dân cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Vậy người nước ngoài có được làm công chứng viên hay không?
Mục lục bài viết
1. Người nước ngoài có được làm công chứng viên không?
Công chứng được xác định là việc công chứng viên đang hành nghề trong một tổ chức công chứng tiến hành hoạt động xác nhận tính hợp pháp của hợp đồng, của các giao dịch dân sự được lập thành văn bản, xác nhận tính chính xác và hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của các giấy tờ và văn bản trong quá trình dịch thuật từ tiếng việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại, từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Nam mà theo quy định của pháp luật cần phải thực hiện thủ tục công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc theo nguyện vọng yêu cầu công chứng của các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
Công chứng viên là người đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về công chứng và được chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật. Để trả lời cho câu hỏi: Người nước ngoài có được làm công chứng viên hay không? Thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về tiêu chuẩn công chứng viên theo pháp luật Việt Nam. Vậy, để có thể được bổ nhiệm làm công chứng viên cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định về tiêu chuẩn công chứng viên. Theo đó, công dân Việt Nam thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuân thủ đầy đủ hiến pháp và quy định của pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt và có đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây sẽ được xem xét và bổ nhiệm công chứng viên:
– Có bằng cử nhân luật theo quy định của pháp luật;
– Có thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật với khoảng thời gian từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tại các tổ chức sau khi đã nhận bằng cử nhân luật;
– Tốt nghiệp khoa đào tạo công chứng căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng về nghề công chứng căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018;
– Đáp ứng yêu cầu về kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
– Đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để hành nghề công chứng trên thực tế.
Như vậy có thể nói, người nào đã ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nêu trên thì có quyền đề nghị chủ thể có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ tư pháp tiến hành hoạt động bổ nhiệm công chứng viên. Theo điều luật như đã trích dẫn điều trên thì có thể nói, chỉ có công dân mang quốc tịch Việt Nam thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được bổ nhiệm công chứng viên. Điều đó đồng nghĩa với việc, người nước ngoài sẽ không được phép bổ nhiệm làm công chứng viên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Tại sao người nước ngoài không được bổ nhiệm làm công chứng viên?
Theo như phân tích nêu trên thì có thể thấy, chỉ có công dân mang quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn công chứng viên thì mới được xem xét và bổ nhiệm hành nghề công chứng viên. Còn người nước ngoài thì sẽ không được bổ nhiệm làm công chứng viên theo quy định của pháp luật Việt Nam. Để có thể lý giải cho câu hỏi, người nước ngoài không được bổ nhiệm làm công chứng viên, có thể xuất phát từ một số trách nhiệm của công chứng viên mà họ cần phải đảm nhiệm. Những trách nhiệm này thì người nước ngoài sẽ khó có thể thực hiện được. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 có quy định cụ thể như sau:
– Công chứng viên sẽ cung cấp dịch vụ công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ủy nhiệm thực hiện trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, thông qua các hoạt động lưu trữ và cung cấp các bằng chứng bằng văn bản công chứng nhằm đảm bảo tính chính xác của các giao dịch cơ bản trong xã hội, nhất là các giao dịch liên quan đến bất động sản, cần phải đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, có trách nhiệm trong hoạt động phòng ngừa tranh chấp của các bên chủ thể trong xã hội, góp phần bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà nước và của các cơ quan tổ chức trong xã hội, từ đó ổn định và phát triển kinh tế xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Công chứng viên có trách nhiệm chứng nhận các vấn đề sau đây theo quy định của pháp luật cần phải thực hiện thủ tục công chứng, bao gồm: Chứng nhận hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng tặng cho, hợp đồng thế chấp, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; chứng nhận hợp đồng mua bán, hợp đồng tặng cho, hợp đồng góp vốn, hợp đồng thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại; chứng nhận hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà và các công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên được xác định là hộ gia đình và cá nhân theo quy định của pháp luật; chứng nhận hợp đồng kinh doanh bất động sản; chứng nhận các thỏa thuận của các bên về hoạt động phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng; chứng nhận các thỏa thuận về hoạt động mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; chứng nhận hoạt động ủy quyền tham gia để giải quyết các vụ việc dân sự tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền;
– Chứng nhận hợp đồng và chứng nhận các giao dịch theo yêu cầu của các cá nhân và tổ chức trong xã hội;
– Thực hiện các công việc khác do pháp luật quy định.
Theo đó thì có thể nói, công chứng viên cần phải nắm rõ quy định của pháp luật Việt Nam, cần phải tuân thủ theo hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cần phải thực hiện các hoạt động chủ nhận tính hợp pháp, cần phải đảm bảo cho các hoạt động đó phù hợp với quy định của pháp luật. Để làm được điều đó thì công chứng viên phải là công dân mang quốc tịch Việt Nam, nếu như để người nước ngoài được bổ nhiệm làm công chứng viên thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy cho nên xuất phát từ hoạt động đặc thù và chức năng nhiệm vụ đặc biệt của công chứng viên phải pháp luật Việt Nam không cho phép người nước ngoài được xác định là đối tượng có thể được xem xét bổ nhiệm làm công chứng viên, kể cả trong trường hợp người nước ngoài đó có đầy đủ tiêu chuẩn để làm công chứng viên.
3. Tư vấn về trình tự để có thể trở thành công chứng viên:
Những người đáp ứng đầy đủ điều kiện và tiêu chuẩn để trở thành công chứng viên đồng nghĩa với việc đã trải qua trình tự dưới đây:
Bước 1: Tốt nghiệp cử nhân luật tại các trường đào tạo luật trên phạm vi toàn quốc. Một trong những điều kiện để có thể xem xét bổ nhiệm công chứng viên đó là phải có bằng cử nhân luật, vì vậy cho nên cần phải đáp ứng điều kiện đó là cần phải tốt nghiệp bằng cử nhân luật tại các cơ sở đào tạo luật trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều các cơ sở đào tạo luật, tuy nhiên đáng chú ý có thể kể đến như: Trường đại học luật Hà Nội, trường đại học luật đại học quốc gia Hà Nội …
Bước 2: Tham gia khóa đào tạo hành nghề công chứng viên tại học viện tư pháp. Sau khi có bằng cử nhân luật thì cần phải tham gia khóa đào tạo hành nghề công chứng tại học viện tư pháp trong khoảng thời gian 12 tháng. Sau khi tốt nghiệp khoa đào tạo chuyên môn thì học viện tư pháp sẽ cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp khoa đào tạo đó cho người học khóa đào tạo hành nghề công chứng. Theo quy định của pháp luật tại Điều 10 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018 thì những đối tượng sau đây sẽ được miễn đào tạo hành nghề công chứng: Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên phải điều tra trong khoảng thời gian theo quy định của pháp luật từ 05 năm trở lên phải luật sư đã hành nghề trong khoảng thời gian từ 05 năm trở lên, phó giáo sư và tiến sĩ chuyên ngành luật hoặc tiến sĩ luật, những đối tượng được xác định là thẩm phán viên cao cấp trong ngành tòa án hoặc kiểm sát viên cao cấp trong ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp và nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên pháp luật cao cấp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Tập sự hành nghề công chứng. Tức là những người đã hoàn thành khóa đào tạo hành nghề công chứng tại học viện tư pháp thì sẽ đăng ký tập sự hành nghề công chứng tại văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng theo quy định của pháp luật. Thời gian tập sự hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 12 tháng đối với những người đã tốt nghiệp khoa đào tạo hành nghề công chứng và 03 tháng đối với những người tốt nghiệp khoa bồi dưỡng nghề công chứng.
Bước 4: Bổ nhiệm công chứng viên. Sau khi nhận thấy các đối tượng này đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn hành nghề và tham gia khóa đào tạo, tham gia khóa bồi dưỡng chuyên môn và có chứng nhận hoàn thành quá trình tập sự hành nghề công chứng tại các tổ chức và đơn vị có thẩm quyền, người có nguyện vọng đáp ứng đầy đủ điều kiện để bổ nhiệm công chứng viên sẽ nộp hồ sơ xin bổ nhiệm công chứng viên tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Văn bản hợp nhất Luật công chứng năm 2018. Trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tiến hành thủ tục bổ nhiệm công chứng viên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ tư pháp sẽ ra quyết định xem xét và bổ nhiệm công chứng viên. Đây được xác định là thời điểm để đánh giá một người chính thức trở thành công chứng viên. Tuy nhiên cần phải lưu ý, đây có thể được bổ nhiệm công chứng viên trên thực tế, người đáp ứng đầy đủ điều kiện phải có thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật 05 năm trở lên. Do đó để có thể giảm bớt thời gian và nhanh chóng được bổ nhiệm công chứng viên, sau khi tốt nghiệp thì cá nhân đó nên công tác trong lĩnh vực pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Công chứng năm 2018.