Thừa kế có yếu tố nước ngoài được pháp luật dân sự Việt Nam quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết cũng như phạm vi giải quyết. Một vấn đề mà nhiều người vẫn còn thắc mắc là việc người nước ngoài có được hưởng thừa kế nhà đất ở Việt Nam không?
Mục lục bài viết
1. Quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài:
Theo quy định của Điều 680
– Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
Thừa kế có yếu tố nước ngoài được quy định tại điều này là quan hệ thừa kế mà người để lại thừa kể là cá nhân nước ngoài hoặc người nhận thưa kể là cá nhân pháp nhân nước ngoài hoc di sản thừa kế lớn tại ở nước ngoài; hoặc sự kiện chất xảy ra ở nước người. Chí cần một trong các điều kiện trên được đáp ứng thì quan hệ thưa kể đó được coi là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
Đây là quan hệ thừa kế theo pháp luật nghĩa là người chết đã không có di chúc để lại hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, khi đó tài sản là di sản thừa kế sẽ được phân chia và các vấn đề liên quan sẽ được điều chỉnh bởi điều luật này.
Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết: Đây là một quy phạm xung đột quy phạm này điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật. Như vậy các vấn đề về thừa kế theo pháp luật như xác định hàng thừa kế, điên thừa kể thời điểm mở thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế, tài sản thừa kế đều được xác định theo pháp luật của nước mà người dễ lại di sản thừa kế cả quốc tịch ngay trước khi chết. Ví dụ một người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, người đã có nhiều loại tài sản ở Việt Nam, gồm cả động sản (tiền tiết kiệm) và bắt động sản (căn hộ chung cư), người này có vợ và một con là người nước ngoài hiện sống tại nước ngoài. Sau một cơm đau tim, người nước ngoài này đã chết đột ngột, không có di chúc. Theo yêu cầu của vợ con người đó, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ tiến hành các thủ tục để phân chia di sản thừa kế này. Theo đó tất cả các vấn để về thừa kể như ai là người được hưởng di sản thừa kế, nguyên tác phân chia đi sản thừa kế cũng như tải sản thừa kế dù là động sản hay bất động sản đều được áp dụng theo pháp luật của nước người để lại di sản thừa kế là công dân. Tức là trường hợp này cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ áp dụng luật nội dung của nước ngoài, nhưng các quy định liên quan đến thủ tục (luật hình thức) sẽ tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
– Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Việc thừa kế kể cả đối với tài sản là bắt động sản đã được phân chia theo đúng quy định của pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế là công dân như quy định nêu trên. Nhưng vì bất động sản là một loại tài sản đặc biệt, do đặc tính gắn liền với đất đai, mà đất đai là một phần của lãnh thổ quốc gia, không thể sinh sôi, vì vậy việc thực hiện quyền thừa kế với loại tài sản này sẽ có những điểm khác biệt. nước trên thế giới có những cách nhìn nhận và tiếp cận khác nhau về vấn đề sở hữu bất động sản của người nước ngoài, theo đó có nước cho phép người nước ngoài được sở hữu bất động sản, có nước không cho phép, hoặc cũng có nướcCăn cứ theo quy định tại Điều 186
Tại Việt Nam, trước năm 2008 tức là trước khi có
Trong ví dụ trên, nhà nước Việt Nam thừa nhận quyền được hưởng di sản thừa kể của những người thừa kế cụ thể là vợ và con của người nước ngoài kia. Vợ con người đó sẽ được thừa kể cả căn nhà chung cư mà chồng, cha họ để lại tại Việt Nam theo sự phân chia mà luật nước ngoài đã quy định, ví dụ luật nước ngoài quy định môi mẹ con được , căn nhà. Tuy nhiên, vì căn nhà là bất động sản và bất động sản đó đang ở Việt Nam nên việc thực hiện quyền thừa kế đối với căn nhà này do pháp luật Việt Nam quy định. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được hiểu là người hưởng di sản thừa kế hay người còn sống có được sở hữu bất động sản hay không hoàn toàn do pháp luật nơi có bất động sản quy định. Ví dụ trên pháp luật Việt Nam thừa nhận quyền thừa kế của vợ con người nước ngoài nhưng nếu họ không thuộc diện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam như chồng, cha họ thì vợ con người đó không thể đứng tên là chủ sở hữu của căn hộ đó, họ chỉ được phép hưởng giá trị của ngôi nhà mà thôi.
So với quy định tương ứng của Điều 767 BLDS năm 2005 thì Điều 680 BLDS năm 2015 thiếu 2 khoản 3, 4 đây là quy định về trường hợp di sản không có người thừa kế. BLDS năm 2005 quy định đối với di sản không có người thừa kế sẽ thuộc về nhà nước, nếu là động sản thuộc về nhà nước mà người để lại di sản thừa kế là công dân, nếu là bất động sản thuộc về nhà nước nơi có bất động sản. Quy định như vậy là cần thiết, dẫu biết rằng những trường hợp di sản không người thừa kế là hãn hữu nhưng với vai trò điều chỉnh xã hội pháp luật phải dự liệu các trường hợp có thể xảy ra dù không phổ biến.
Vậy lý do gì Điều 680 lại không tiếp tục quy định như đã quy định tại Điều 767 BLDS năm 2005. Lý giải vấn đề này có thể thấy, Phần thứ bảy BLDS năm 2005 được xây dựng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, và để điều chỉnh các quan hệ này có thể bao gồm cả các quy phạm xung đột lần các quy phạm thực chất. Vì vậy, Phần thứ bảy BLDS năm 2005 là sự kết hợp của hanh loại quy phạm trên của tư pháp quốc tế, và quy phạm ở khoản 3, 4 Điều 767 chính là các quy phạm thực chất. Tuy nhiên, khi xây dựng BLDS năm 2015, Phần thứ năm lại được thiết kế với mục đích tập trung toàn bộ các quy phạm xung đt liên quan năm tiểu để Phần thứ năm BLDS năm 2015 là Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Vì vậy, để đảm bảo sự thống nhất trong văn bản luật các quy phạm không phải là quy phạm xung đột đã được đưa ra khỏi 14 luật Nêm khoản 3, 4 kiểu 767 đã không tiếp tục được quy định trong Điều 680 BLDS năm 2015,
Nhưng đấy là lý do về khía cạnh kỹ thuật lập pháp. Việc không quy định 2 nếu dung như tại khoản 3.4 Điều 767 BLDS 2005 liệu có dẫn đến hậu quả thiếu đi sự điều chỉnh khí có quan hệ xảy ra? Thi theo quy định của Điều 680 nếu có quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài nảy sinh và rơi vào trường hợp dí sản không người thừa kế thi căn cứ vào khoản 1 Điều 689 vẫn hoàn toàn có thể giải quyết được Cụ thể pháp luật của nước mà người để lại thừa kế là công dân sẽ được áp dụng. Căn cứ vào pháp luật của nước đó, đó sản không người thừa kế được giải quyết như thế nào thí sẽ theo quy định đó, nên đã không tiếp tục quy định như tại 2 khoản 3, 4 Điều 767 thi Điều 680 vẫn giải quyết được quan hệ mà không lo thiếu điều chỉnh.
2. Người nước ngoài có được hưởng thừa kế nhà đất ở Việt Nam không?
Căn cứ vào điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014:
“Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua cá hình thức sau:
b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhờ ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”
Và khoản 3 Điều 160 Luật Nhà ở 2014:
“Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, người nước ngoài cũng được quyền sở hữu nhà ở thông qua nhận thừa kế tại Việt Nam nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng nhà ở nhận thừa kế phải là nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ và không thuộc diện người được quyền ưu miễn trừ ngoại giao, lãnh sự ở Việt Nam.