Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Luật Nuôi con nuôi » Người nhận nuôi con nuôi phải hơn con nuôi bao nhiêu tuổi?

Luật Nuôi con nuôi

Người nhận nuôi con nuôi phải hơn con nuôi bao nhiêu tuổi?

  • 11/01/2023
  • bởi Nguyễn Ngọc Ánh
  • Nguyễn Ngọc Ánh
    11/01/2023
    Luật Nuôi con nuôi
    0

    Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi. Vậy để nhận nuôi con nuôi thì cần những điều kiện gì? Người nhận nuôi con nuôi phải hơn con nuôi bao nhiêu tuổi?

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Điều kiện nhận con nuôi trong nước:
      • 1.1 1.1. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi:
      • 1.2 1.2. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi:
    • 2 2.  Điều kiện nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài:
      • 2.1 2.1. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi:
      • 2.2 2.2. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi:
    • 3 3. Quy định về sự đồng ý khi cho làm con:
    • 4 4. Đơn xin nhận con nuôi trong nước:
    • 5 5. Trường hợp nào được chấm dứt việc nuôi con nuôi?

    1. Điều kiện nhận con nuôi trong nước:

    Con nuôi là người được nhận làm con nuôi sau khi việc đăng kí nhận nuôi con nuôi đã được hoàn thành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Mục đích của việc nuôi con nuôi nhằm xác lập mối quan hệ cha, mẹ , con lâu dài và bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi. Bảo đảm cho con nuôi được phát triển khỏe mạnh, được nuôi dưỡng và giáo dục tốt.

    1.1. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi:

     – Theo quy định tại điều 14 Luật nuôi con nuôi 2011, điều kiện để được nhận nuôi con nuôi là:

    +  Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên

    +  Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

    + Có đủ điều kiện về sức khỏe, kinh tế và chỗ ở  để bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    + Có tư cách đạo đức tốt.

    – Những trường hợp sau đây không được nhận nuôi con nuôi:

    + Người nào đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên

    + Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh

    + Người nào đang chấp hành hình phạt tù

    + Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục

    + Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

    Lưu ý: Điều kiện này không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi 

    1.2. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi:

    Nhà nước khuyến khích nhận việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biết khác để làm con nuôi

    – Trẻ em dưới 16 tuổi

    – Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc những trường hợp sau:

    + Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

    + Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

    – Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

    2.  Điều kiện nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài:

    2.1. Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi:

    Theo quy định tại Điều 29 Luật nuôi con nuôi 2011

    – Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước nơi người đó thường trú và các quy định vừa nêu tại mục 1.1 

    – Công dân Việt Nam nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ các điều kiện vừa nêu tại mục 1.1 và pháp luật của nước nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

    2.2. Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi:

    – Trẻ em dưới 16 tuổi

    – Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc những trường hợp sau:

    + Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

    + Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

    – Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

    Như vậy, người nhận nuôi con nuôi phải hơn con nuôi 20 tuổi

    3. Quy định về sự đồng ý khi cho làm con:

    – Khi nhận nuôi con nuôi thì cần phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi

    – Trrong trường hợp cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không thể xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại. Nếu cả hai đều thuộc trường hợp vừa nêu thì phải có sự đồng ý của người giám hộ

    – Nếu trẻ em được nhận làm con nuôi đã đủ 09 tuổi trở lên thì phải có sự đồng ý của trẻ em đó 

    – Người đồng ý cho làm con nuôi vừa được nêu trên phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi và quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi cũng như quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi. Ngoài ra công chức tư pháp – hộ tịch phải kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền và nghĩa vụ đối với con hay không

    – Sự đồng ý phải dựa trên tinh thần tự nguyện và trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không nhằm mục đích vu lợi không được kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vất chất khác

    – Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày.

    4. Đơn xin nhận con nuôi trong nước:

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ————

    ĐƠN XIN NHẬN CON NUÔI 

     

    Kính gửi:[1] …………..

    Chúng tôi/tôi là:

    Ông/Bà:

    Họ và tên …………….

    Ngày,

     tháng, năm sinh ………………

    Nơi sinh ………………

    Dân tộc ……………..

    Quốc tịch ………………

    Nghề nghiệp …………………

    Nơi thường trú ……………….

    Số Giấy CMND/Hộ chiếu ………………..

    Nơi cấp …………….

    Ngày, tháng, năm cấp ……………….

    Địa chỉ liên hệ …………….

    Điện thoại/fax/email ………………

    Có nguyện vọng nhận trẻ em dưới đây làm con nuôi:

    Họ và tên: …………….Giới tính: …………….

    Ngày, tháng, năm sinh: ……………

    Nơi sinh: ……………..

    Dân tộc: ………… Quốc tịch: ………………

    Nơi thường trú: ……………

    Tình trạng sức khỏe: ………………

    Họ và tên cha: …………….

    Ngày, tháng, năm sinh: ………………

    Dân tộc:………….. Quốc tịch: ……………….

    Nơi thường trú: ……………..

    Họ và tên mẹ: …………….

    Ngày, tháng, năm sinh: …………………

    Dân tộc:……………..Quốc tịch: …………….

    Nơi thường trú: ………………….

    Họ và tên, nơi thường trú của cá nhân/tổ chức đang nuôi dưỡng/giám hộ trẻ em[2]:

    ……………..

    Quan hệ giữa người xin nhận con nuôi và trẻ em được nhận làm con nuôi:

    ………………

    Lý do xin nhận con nuôi: …………………

    Nếu được nhận trẻ em làm con nuôi, chúng tôi/tôi cam kết sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em như con đẻ của mình và thực hiện mọi nghĩa vụ của cha mẹ đối với con theo quy định của pháp luật. Chúng tôi/tôi cam kết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, định kỳ 06 tháng một lần, gửi thông báo về tình trạng phát triển mọi mặt của con nuôi (có kèm theo ảnh) cho…………….[3] nơi chúng tôi/tôi thường trú.

    Đề nghị[4] ………………. xem xét, giải quyết.

                                                                  ……….., ngày ……….tháng ……….năm…………

                                                                                                                                                               ÔNG BÀ

                                                                                                                                                          (Ký, ghi rõ họ tên)

    [1] Trường hợp người nhận con nuôi thường trú tại Việt Nam, thì gửi UBND xã/ phường/thị trấn nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi. Trường hợp người nhận con nuôi tạm trú ở nước ngoài, thì gửi Cơ quan đại diện Việt Nam, nơi có thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi.

    [2] Không cần khai phần này nếu trẻ em đang sống cùng cha,mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì ghi tên, địa chỉ của cơ sở nuôi dưỡng. Trường hợp trẻ em đang sống cùng người giám hộ/người nuôi dưỡng, thì ghi họ tên, địa chỉ của người đang giám hộ/ nuôi dưỡng trẻ em.

    [3] Ghi tên UBND xã/phường/thị trấn hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

    [4] Như kính gửi.

    ———————————

    5. Trường hợp nào được chấm dứt việc nuôi con nuôi?

    – Trường hợp 1: Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi. Khi con nuôi dưới tuổi thành niên thì cha mẹ không được chấm dứt việc nuôi con trừ khi cha mẹ nuôi và che mẹ đẻ có thỏa thuận khác

    – Trường hợp 2: Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi

    – Trường hợp 3: Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

    – Trường hợp 4: Vi phạm các hành vi bị cấm như sau:

    + Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

    + Nghiêm cấm người nào lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục hoặc bắt cóc, mua bán trẻ em.

    + Nghiêm cấm người nào giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

     + Không được phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi

    + Ông, bà không được nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em cũng không được nhận nhau làm con nuôi..

    +  Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

    + Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

    Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

    – Luật nuôi con nuôi 2011

    – Nghị định 19/2011/NĐ-CP nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của luật nuôi con nuôi được sửa đổi bổ sung tại Nghị định 24/2019/NĐ-CP

    – Thông tư 10/2020/TT-BTP ban hành hướng dẫn việc ghi chép sử dụng quản lý và lưu trữ số, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Cho nhận con nuôi


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Mẫu biên bản giao nhận con nuôi và hướng dẫn cách viết đúng

    Biên bản giao nhận con nuôi là gì? Mẫu biên bản giao nhận con nuôi mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản giao nhận con nuôi? Quy định pháp luật về hoạt động nhận nuôi con nuôi?

    Cặp đôi đồng tính ở Việt Nam có được nhận con nuôi không?

    Cặp đôi đồng tính ở Việt Nam có được nhận con nuôi không? Hôn nhân giữa những người cùng giới tính được pháp luật ghi nhận thế nào? Đối tượng được phép nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam.

    Hồ sơ cho con nuôi và hồ sơ nhận con nuôi bao gồm những gì?

    Hồ sơ cho con nuôi và hồ sơ nhận con nuôi bao gồm những gì? Điều kiện để được cho và nhận con nuôi? Hướng dẫn trình tự thủ tục chi tiết cho - nhận con nuôi?

    Một người có được làm con nuôi của nhiều người không?

    Một người có được làm con nuôi của nhiều người không? Hồ sơ, thủ tục, và điều kiện của người nhận nuôi con nuôi. Trẻ thế nào được làm con nuôi?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ