Có nhiều trường hợp cho bạn bè, người thân mượn xe nhưng người mượn xe lại vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, trong những trường hợp như vậy, chủ phương tiện giao thông có bị phạt không?
Mục lục bài viết
1. Người mượn xe vi phạm nồng độ cồn thì chủ xe có bị phạt không?
Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng thì mức xử phạt đối với việc vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy khi tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau:
1.1. Mức xử phạt đối với người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn:
Người điều khiển ô tô vi phạm nồng độ cồn sẽ bị xử phạt như sau:
– Trường hợp chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 06 triệu đồng đến 08 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
– Trường hợp vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
– Trường hợp vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
1.2. Mức xử phạt đối với người điều khiển xe máy vi phạm nồng độ cồn:
Người điều khiển xe máy mà vi phạm nồng độ cồn thì sẽ bị xử phạt theo các mức sau:
– Trường hợp chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 02 triệu đồng đến 03 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng.
– Trường hợp vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/1 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 04 triệu đồng đến 05 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.
– Trường hợp vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 06 triệu đồng đến 08 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
1.3. Người mượn xe vi phạm nồng độ cồn thì chủ xe có bị phạt không?
Khoản 10 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 sửa đổi năm 2023 nghiêm cấm hành vi “giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ”.
Hiện nay, pháp luật quy định rõ ràng về trách nhiệm của người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn, đồng thời cũng chỉ rõ vai trò và trách nhiệm của chủ phương tiện trong những trường hợp này. Chủ phương tiện chỉ bị phạt trong trường hợp biết rõ người mượn xe không đủ điều kiện lái xe tham gia giao thông mà vẫn quyết định giao xe.
Như vậy trong trường hợp biết rõ người mượn xe không đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông trên đường mà vẫn cố tình cho mượn thì sẽ bị xử phạt. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, có thể áp dụng những hình thức xử phạt khác nhau.
2. Vi phạm nồng độ cồn bao nhiêu thì bị giữ xe?
Theo
Về việc xử lý phương tiện bị tạm giữ, Điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 138/2021/NĐ-CP đã quy định rõ ràng: Người đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phải là người vi phạm, hoặc chủ sở hữu có tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Nếu chủ sở hữu, tổ chức, hoặc cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của từng bên liên quan.
3. Những trường hợp chủ xe bị phạt khi cho mượn xe:
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP sẽ phạt tiền đối với việc cho mượn xe như sau:
– Trường hợp 1: Cá nhân, tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, sẽ bị xử phạt tiền trong các tình huống sau: Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông, bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng. Trách nhiệm của chủ xe trong việc kiểm tra và đảm bảo người điều khiển xe đáp ứng đủ điều kiện là rất quan trọng và nếu vi phạm sẽ bị xử phạt để cảnh cáo và ngăn chặn các hành vi tương tự tiếp tục xảy ra.
– Trường hợp 2: Cá nhân, tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô: Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), khoản 1 Điều 62 (đối với xe máy chuyên dùng) của Luật Giao thông đường bộ để điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
Theo đó, điều kiện về tuổi tác và sức khỏe được quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ như sau:
– Điều kiện về độ tuổi:
+ Người lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 phải đáp ứng điều kiện 16 tuổi trở lên;
+ Người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi phải đáp ứng điều kiện đủ 18 tuổi trở lên;
+ Người lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2) phải đáp ứng điều kiện đủ 21 tuổi trở lên;
+ Người lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC) phải đáp ứng điều kiện đủ 24 tuổi trở lên;
+ Người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD) phải đáp ứng điều kiện đủ 27 tuổi trở lên;
+ Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
– Điều kiện về sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch
– Mức phạt khi chủ xe cho người không đủ điều kiện mượn xe: Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP mức phạt khi chủ xe cho người không đủ điều kiện mượn xe được quy định như sau:
+ Chủ xe ô tô, xe gắn máy cho người khác mượn xe không đủ các điều kiện theo quy định sẽ bị: đối với cá nhân: phạt tiền từ 800.000 đồng đến 02 triệu đồng; đối với tổ chức: phạt tiền từ 1,6 triệu đồng đến 04 triệu đồng.
+ Chủ xe là xe ô tô, xe máy chuyên dùng cho người khác mượn xe mà người mượn không đủ điều kiện lái xe thì: đối với cá nhân: phạt tiền từ 04 triệu đồng đến 06 triệu đồng; đối với tổ chức: phạt tiền từ 08 triệu đồng đến 12 triệu đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi năm 2023;
– Nghị định 138/2021/NĐ-CP quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính.
THAM KHẢO THÊM: