Bí mật kinh doanh những thông tin mang tính bảo mật, chỉ được tiết lộ nếu chủ sở hữu thông tin đó đồng ý chia sẻ hoặc công khai. Vậy người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiết lộ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp có là hành vi vi phạm pháp luật không?
Bí mật kinh doanh được hiểu là các thông tin được thu thập thông qua hoạt động đầu tư tài chính hoặc có sự đầu tư liên quan đến trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng được áp dụng vào trong kinh doanh. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng bí mật kinh doanh có quyền ngăn cấm người khác sử dụng bí mật kinh doanh của mình trừ một số trường hợp khác có quy định trong Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH 2022 Luật sở hữu trí tuệ.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45
– Thực hiện việc tiếp cận và thu thập các nguồn thông tin bí mật trong kinh doanh thông qua cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sử dụng thông tin đã thiết lập để tránh vấn đề rò rỉ hoặc bị phát tán thông tin;
– Khi không có sự cho phép từ chủ sở hữu thông tin đó mà tự ý tiết lộ sự dụng thông tin bí mật trong kinh doanh theo quy định tại khoản 2 Điều 21
Với quy định nêu trên cá nhân, tổ chức tự ý có hành động tiếp cận thu thập thông tin bí mật của doanh nghiệp thông qua nhiều các biện pháp khác nhau thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Ngoài ra, cũng sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của như bị kỷ luật, sa thải bồi thường thiệt hại nếu xảy ra. Nội dung này sẽ được phân tích kỹ hơn ở mục 2 của bài viết.
2. Lao động tiết lộ bí mật kinh doanh bị xử lý thế nào?
2.1. Người lao động vi phạm thì có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải:
Tùy thuộc vào môi trường làm việc mà người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận với nhau ký kết
– Trong quá trình tham gia lao động, người lao động thực hiện các hành vi trộm cắp, tham ô, thực hiện hoặc tổ chức việc đánh bạc, có hành động cố ý gây thương tích một cá nhân khác hoặc tổ chức sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
– Nếu người sử dụng lao động phát hiện ra hành vi tự ý tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, có hành động xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động hoặc gây nên thiệt hại nghiêm trọng và đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đối với tài sản lợi ích của người sử dụng lao động; thậm chí có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động đã được thể hiện rõ;
– Người lao động có hành vi vi phạm và bị người sử dụng lao động áp dụng xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức nhưng lại tái phạm trong thời gian vẫn chưa được xóa kỷ luật.
Trường hợp được coi là tái phạm là phải xem xét đến việc người lao động lặp đi lặp lại hành vi vi phạm và đã từng bị xử lý kỷ luật nhưng chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật lao động 2019;
– Xét đến thời gian làm việc người lao động nếu tự ý bỏ việc trong vòng 5 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc trong một năm mà nghỉ cộng dồn là 20 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng mà cũng không có sự chấp thuận được người sử dụng lao động;
Lưu ý rằng: trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm gặp phải các thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, nhân thân bị ốm nặng có xác nhận từ cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền và một số trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động của từng doanh nghiệp và công ty;
Như vậy với quy định nêu trên thì doanh nghiệp có thể xử lý kỷ luật người lao động ở mức cao nhất đó là sa thải nếu người này có hành vi vi phạm về bí mật kinh doanh.
2.2. Người lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP trong lĩnh vực cạnh tranh từ mức xử phạt đối với một trong các hành vi dưới đây sẽ lên tới 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng:
– Thứ nhất, đó là có sự tiếp cận thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh một cách Chủ đích thông qua chống lại các biện pháp bảo mật mà chủ sở hữu thông tin đó đã thiết lập:
– Thứ hai, mặc dù không nhận được sự đồng ý từ bên chủ sở hữu thông tin nhưng lại cố tình tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật kinh doanh vì mục đích riêng để trục lợi;
Bên cạnh đó tại khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP đã ghi nhận mức phạt tiền quy định tại Điều 16 của Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức. Còn đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh này thì mức phạt tiền tối đa sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức. Như vậy, đối với cá nhân có hành vi vi phạm thì mức phạt tiền có thể sẽ dao động từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng còn đối với tổ chức thì mức phạt tiền là từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng.
3. Cá nhân sau khi đã nghỉ làm mà tiết lộ bí mật kinh doanh thì có bị xử lý không?
Hiện nay, pháp luật quy định về vấn đề xử lý bồi thường thiệt hại đối với trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi đã chấm dứt
Nếu sau khi người lao động đã chấm dứt
Bên cạnh đó, liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ thì tại Điều 360 Bộ luật dân sự 2015 cũng đã quy định rõ: nếu trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải tuân thủ theo thỏa thuận bồi thường toàn bộ thiệt hại trừ trường hợp con thỏa thuận khác hoặc là có quy định khác. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hiện nay đã được thể hiện rõ nội dung trong Điều 361 Bộ luật Dân sự năm 2015 bao gồm những thiệt hại liên quan đến vật chất và thiệt hại về tinh thần đối với hành vi vi phạm mà người lao động đã gây ra:
+ Thiệt hại về vật chất được xét đến trong việc gây tổn thất vật chất thực tế xác định được bao gồm những tổn thất liên quan đến tài sản hoặc những khoản vật chất phải đưa ra để ngăn chặn hạn chế, khắc phục, thiệt hại bù đắp vào những nguồn thu nhập thực tế đã bị mất đi hoặc giảm sút do hành vi vi phạm;
+ Về tinh thần được xem xét đến vấn đề tổn thất về tinh thần do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín và cùng với đó là những lợi ích nhân thân khác của một chủ thể nhất định. Hiện nay mức bồi thường thiệt hại thường do các bên tiến hành thỏa thuận với nhau.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định số 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh.