Thử việc là quá trình doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc thực tế thử thách ứng viên đang có nguyện vọng làm việc tại vị trí mong muốn. Vậy người lao động thử việc có bị xử lý kỷ luật lao động không?
Mục lục bài viết
1. Người lao động thử việc có bị xử lý kỷ luật lao động không?
Khoản 1 Điều 3
– Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc, thỏa thuận đó được ghi trong
– Nội dung chủ yếu của
+ Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết
+ Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân của người lao động thử việc;
+ Công việc và địa điểm để làm việc;
+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức để trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
+ Thời giờ để làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Trang bị bảo hộ lao động cho chính người lao động.
Theo đó, người thử việc cũng chính là người lao động, chính vì thế người thử việc cũng phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mình, cụ thể như sau:
– Quyền của người lao động thử việc:
+ Làm việc; tự do được lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp;
+ Không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục ở tại nơi làm việc;
+ Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với chính người sử dụng lao động;
+ Được bảo hộ lao động, làm việc ở trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Được nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
+ Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, ở trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
+ Được yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động
+ Được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình;
+ Được tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
+ Từ chối làm việc nếu mà có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
+ Được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Được đình công;
+ Những quyền khác theo quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ của người lao động thử việc:
+ Thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng thử việc, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
+ Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, sự điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
+ Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, một trong các nghĩa vụ của người lao động thử việc đó chính là chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, sự điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 quy định kỷ luật lao động là những quy định về việc phải tuân theo thời gian, công nghệ và sự điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật đã quy định. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của chính người lao động;
– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động ở tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc là tổ chức đại diện người lao động bào chữa;
– Trong trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
– Việc xử lý kỷ luật lao động sẽ phải được ghi thành biên bản.
Khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định không được xử lý kỷ luật lao động đối với những người lao động đang trong thời gian sau đây:
– Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc đã được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
– Người đang bị tạm giữ, tạm giam;
– Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với những hành vi vi phạm mà đã được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật Lao động;
– Người lao động nữ mang thai; người
Theo như các quy định trên thì pháp luật không cấm việc xử lý kỷ luật đối với người lao động thử việc, cho nên có thể khẳng định được rằng người lao động thử việc hoàn toàn sẽ có thể bị xử lý kỷ luật lao động nếu thuộc các trường hợp phải bị xử lý kỷ luật lao động do nội quy lao động hoặc pháp luật quy định.
2. Quy trình xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động thử việc:
Quy trình xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động thử việc được thực hiện như sau:
2.1. Lập biên bản vi phạm:
Khi phát hiện người lao động thử việc có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành việc lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động thử việc là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động có phát hiện ra hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì khi đó người lao động phải thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động thử việc.
2.2. Họp xử lý kỷ luật lao động:
Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động pháp luật quy định người sử dụng lao động tiến hành việc họp xử lý kỷ luật lao động như sau:
– Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động, người sử dụng lao động thực hiện việc thông báo về nội dung, thời gian, về địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động thử việc, họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến những thành phần phải tham dự họp.
– Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp phải xác nhận về việc có hoặc không tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự không thể tham dự cuộc họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải thực hiện thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp xử lý kỷ luật lao động; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì khi đó người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp.
– Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động thử việc theo thời gian, địa điểm đã thông báo. Lưu ý rằng, nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động với người lao động thử việc phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của những người có tham dự trong cuộc họp, trường hợp có người không ký vào biên bản thì khi đó người ghi biên bản phải nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019.