Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội được không? Có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội khi công ty không chốt trả sổ? Phải làm gì khi công ty không chịu chốt sổ bảo hiểm xã hội?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc tại công ty A từ 6/2014 đến 10/2014 tôi được ký hợp đồng chính thức nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty. Từ 12/2014 đến hết 2/2015 tôi đóng tại công ty B nơi tôi làm cộng tác viên, sau đó tôi chốt sổ chuyển về công ty A từ 3/2015 đến hết 5/2015 thì xin nghỉ việc để sinh con. Hiện giờ công ty không chốt sổ cho tôi. Tôi xin hỏi:
1. Tôi có thể tự chốt sổ được không?
2. Nếu không tự chốt được sổ tôi có được yêu cầu công ty chốt sổ được không?
Luật sư tư vấn:
Bạn chấm dứt hợp đồng lao động tại công ty để sinh con thì theo quy định tại Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động:
“- Ít nhất 15 ngày trước ngày
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
– Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Cụ thể hơn, tại khoản 1.2 Điều 34 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ghi rõ:
“1. Đơn vị sử dụng lao động
1.2. Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hằng tháng:
a) Kê khai, lập hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN; tăng, giảm lao động, mức đóng, số tiền phải đóng; truy thu, hoàn trả; thay đổi, điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị, người lao động; nộp hồ sơ kịp thời cho cơ quan BHXH để xác định số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN; cấp, ghi, xác nhận,chốt sổ BHXH, thẻ BHYT đối với đơn vị, người tham gia và đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, đúng thời hạn.
b) Phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận,chốt sổ BHXH cho người lao động khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.“
Như vậy, nếu bạn chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty có trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Trong trường hợp không được đơn vị chốt sổ, bạn nên liên hệ tới Phòng LĐ-TB&XH cấp quận, huyện hoặc cơ quan thanh tra thuộc Sở LĐ-TB&XH để được can thiệp.
Khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bạn phải có quyết định cho nghỉ việc của công ty thì bạn mới có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội. Nếu không có quyết định nghỉ việc thì không tự chốt sổ bảo hiểm xã hội.
Mục lục bài viết
1. Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội mới nhất
Vấn đề chốt sổ BHXH đặt ra khi người lao động không còn làm việc ở công ty nữa, khi lao động nghỉ việc hoặc khi công ty ngừng hoạt động thì hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động cụ thể ra sao? Thủ tục doanh nghiệp cần nắm được trong năm 2017 như sau:
1. Trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội:
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 47 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định:
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Mặt khác, căn cứ theo khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động thì:
“Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật“.
Như vậy, khi người lao động chấm dứt hợp đồng hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật thì đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị chốt sổ BHXH nộp cho cơ quan BHXH để chốt sổ và trả sổ cho người lao động.
* Người lao động có thể tự chốt sổ BHXH:
Riêng những trường hợp doanh nghiệp nơi người lao động làm việc đang trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật mà còn nợ tiền BHXH, BHYT mà người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH. Từ cơ sở này, người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới. Sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp cũ, cơ quan chức năng sẽ xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động để thanh toán chế độ cho người lao động.
Đối với doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn, đang phải nợ BHXH, BHYT, người lao động có thể yêu cầu giám đốc doanh nghiệp gửi văn bản về cơ quan BHXH cam kết trả đủ tiền nợ BHXH, BHYT và đóng trước một khoản BHXH, BHYT để giải quyết chế độ BHXH và chốt sổ BHXH cho người lao động. Khi nhận được văn bản kiến nghị của doanh nghiệp, giám đốc BHXH tỉnh sẽ xem xét, phối hợp với Sở Lao động – thương binh và xã hội xác nhận thực trạng khó khăn của doanh nghiệp để giải quyết chế độ BHXH cho người lao động này khi phải chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp doanh nghiệp không đồng ý làm công văn báo cáo tình trạng hoạt động khó khăn cho BHXH thì người lao động có thể tự mình đi chốt sổ BHXH.
2. Thủ tục chốt sổ BHXH:
Bước 1: Báo giảm lao động
– Hồ sơ:
+ Mẫu D02-TS: 1 bản
+ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người)
+ Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó – nếu có (01 bản chính)
+ Truy thu BHXH, BHYT, BHTN: Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ truy thu (Phụ lục 2 – Quyết định 959/QĐ-BHXH, 01 bản)
(Phiếu giao nhận hồ sơ 103)
Bước 2: Chốt sổ bảo hiểm
– Hồ sơ gồm:
+ Sổ BHXH (mẫu sổ cũ, 01 sổ/người) hoặc tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới, 01 tờ bìa/người);
+ Các tờ rời sổ (nếu có)
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản);
– Lưu ý:
+ Đối với sổ BHXH (mẫu cũ) chỉ ghi và xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN đến tháng 12/2009, từ tháng 01/2010 không ghi sổ BHXH (mẫu cũ).
+ Tờ rời sổ bao gồm: tờ rời chốt sổ và tờ rời hàng năm.
+ Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH: áp dụng đối với trường hợp đơn vị đã giải thể, phá sản đã có căn cứ pháp lý và tất toán thu BHXH; áp dụng đối với trường hợp người lao động có nhiều số sổ BHXH đã được giải quyết trợ cấp BHXH 1 lần bị thất lạc sổ hoặc bị thu hồi sổ BHXH.
3. Dịch vụ tư vấn chốt sổ BHXH của Luật Dương Gia:
Vậy thì người lao động là người trực tiếp chốt sổ hay người sử dụng lao động? Trường hợp nào không được chốt sổ? Doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm mà không thanh toán người lao động có chốt được sổ không?
– Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn các bạn sồ sơ chốt sổ: Kết nối tổng đài 1900.6568 .
– Kê khai các mẫu tờ khai BHXH: Gọi 1900.6568 – Luật Dương Gia hướng dẫn bạn nhanh nhất.
– Thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm cho doanh nghiệp, quản lý hồ sơ bảo hiểm xã hội toàn diện: Gửi niềm tin của các bạn vào Luật Dương Gia để hồ sơ bảo hiểm xã hội đảm bảo tính pháp lý nhất.
2. Nghỉ việc bao lâu được chốt sổ bảo hiểm
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! tôi giảng dạy tại trường cao đẳng tư thục ở bắc ninh từ tháng 7/2012 đến tháng 11/2016 thì nghỉ. do là
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 96 “Bộ luật lao động 2019” về nguyên tắc trả lương:
“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
Vậy, dù bạn đã chấm dứt
“1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
3. Công ty không chốt sổ bảo hiểm phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi chính thức ký hợp đồng lao động tháng 6 năm 2007 và có quyết định thôi viềc tháng 8 năm 2016. Đến nay gần 8 tháng mà công ty chưa chốt sổ BHXH cho tôi. Tôi lên hỏi ban giám đốc vì sau thì ông ấy cứ hẹn tháng này đến tháng kia. Xin luật sư tư vấn giúp tôi hướng giải quyết tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm:
“5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định tại quy định tại Khoản 2, 3 Điều 47 “Bộ luật lao động 2019”:
“2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Theo đó trong vòng 7 ngày hoặc chậm nhất là 1 tháng, công ty sẽ phải hoàn trả sổ BHXH cho Người lao động.
Trường hợp của bạn, bạn và công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động được hơn 8 tháng nhưng công ty không chốt sổ bảo hiểm cho bạn. Hành vi người sử dụng lao động cố tình không trả số bảo hiểm xã hội cho bạn đúng thời hạn đã vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội. Nếu trong trường hợp công ty không chốt sổ cho bạn khi bạn nghỉ việc bạn có thể làm đơn khiếu nại lên công đoàn của công ty hoặc liên đoàn lao động Quận, Huyện nơi công ty đóng trụ sở.
4. Người lao động có chốt sổ bảo hiểm được khi không tìm được công ty cũ?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em tên là: Phạm Thị Lan, số bảo hiểm xã hội 7908514938, số chứng minh nhân dân 194341154. Năm 2009 đến tháng 01/2014 em có đóng bảo hiểm xã hội cho công ty xây dựng Trường An, tháng 05/2013 em nghỉ sinh thai sản. Trong thời gian sinh vì em còn tên trong công ty nên em có gửi giấy tờ để công ty làm thai sản cho em, nhưng em đợi mãi vẫn không thấy công ty trả lời. Sau đó em được biết công ty đã không còn làm tại địa bàn nữa, con dấu của công ty thì chuyển ra Hà Nội, em có liên hệ được và nhờ làm hồ sơ thai sản nhưng sau đó bên bảo hiểm trả về là hồ sơ chưa đúng. Lúc đó em có hỏi bên công ty đã chốt sổ cho em chưa thì công ty bảo chốt rồi. Em nghe nói vậy nên làm hồ sơ lấy tiền bảo hiểm xã hội một lần nhưng khi nhận kết quả thì bên bảo hiểm xã hội báo em là vì chưa giải quyết hồ sơ thai sản nên sổ em chưa chốt được mới báo giảm, từ đó đến nay em có liên hệ và tìm công ty cũ nhưng không được. Em chỉ có tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội chứ chưa có tờ quá trình đóng bảo hiểm xã hội. Tháng 07/2015 em làm cho công ty mới tại đây em có lấy số sổ của công ty cũ để tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Bây giờ em muốn tự lấy tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội và quyết định nghỉ việc để lên bảo hiểm xã hội tự chốt sổ được không. Mong nhận được phản hồi sớm ạ. Em cám ơn nhiều!
Luật sư tư vấn:
Điểm 1.2 khoản 1 Điều 34 Quyết định 959/QĐ- BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015 quy định về đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm
1.2. Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hằng tháng:
a) Kê khai, lập hồ sơ điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN; tăng, giảm lao động, mức đóng, số tiền phải đóng; truy thu, hoàn trả; thay đổi, điều chỉnh thông tin đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị, người lao động; nộp hồ sơ kịp thời cho cơ quan BHXH để xác định số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN; cấp, ghi, xác nhận, chốt sổ BHXH, thẻ BHYT đối với đơn vị, người tham gia và đóng BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, đúng thời hạn.
b) Phối hợp với cơ quan BHXH xác nhận, chốt sổ BHXH cho người lao động khi người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, về mặt nguyên tắc, người sử dụng là đơn vị có trách nhiệm giải quyết việc chốt sổ cho người lao động tại cơ quan bản hiểm khi người lao động nghỉ việc tại đơn vị, và người lao động sẽ không tự chốt sổ khi nghỉ việc.
Công văn 1139/BHXH-QLT quy định thì trong một số trường hợp ,đơn vị sử dụng lao động trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể hoặc đơn vị đơn phương chấm dứt bảo hiểm xã hội nếu người lao động đã chuyển sang làm việc tại đơn vị mới thì cơ quan bảo hiểm chốt sổ đến thời điểm đơn vị đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, sau đã thu hồi khoản nợ thì cơ quan bảo hiểm tiếp tục chốt sổ bổ sung.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn có làm việc tại một công ty, tuy nhiên, sau khi bạn nghỉ việc, bạn sang làm đơn vị mới thì cơ quan bảo hiểm có trả lời trường hợp của bạn công ty cũ chưa chốt sổ được cho bạn, và hiện nay bạn cũng không liên lạc được với công ty cũ. Trong trường hợp này, về mặt nguyên tắc, bạn không thể làm bạn có thể làm đơn kiến nghị đến cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp này để xem xét giải quyết chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
5. Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm khi nghỉ việc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Hai năm trước tôi có làm công ty ở quê, có tham gia BHXH 2,5 năm. Khi tôi nghỉ có báo trước công ty 30 ngày, nhưng tôi không biết phải trả Sổ BH cho công ty để chốt. Công ty có hẹn tôi đến giữa tháng 7 gọi lại lấy lịch hẹn để lấy sổ chốt BH. Nhưng công ty nói tôi không trả sổ nên chỉ lấy được giấy chấm dứt hợp đồng và tự đi chốt sổ Bảo hiểm. Vậy tôi xin hỏi + Hiện tại tôi đang trong TP HCM thì tôi có thể tự chốt SBH trong này Được không? + Thủ tục chốt như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 9, Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” về trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.
“9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.”
Căn cứ Điểm b, Khoản 2, Khoản 3, Điều 37, “Bộ luật lao động 2019” quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao quy định như sau.
“2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.”
3. Người lao động làm việc theo
Do bạn không nói là bạn chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào mà chỉ nói thông báo cho công ty trong thời hạn là 30 ngày trước khi nghỉ việc nên căn cứ theo quy định trên sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Thứ nhất: Hợp đồng lao động của bạn là
Thứ hai: Trường hợp hợp đồng lao động của bạn là
Căn cứ theo khoản 2, Khoản 3, Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” quy định như sau:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Như vậy, theo quy định trên thì trong trường sau khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động sớm nhất là 7 ngày và muộn nhất là trong vòng 30 ngày thì công ty bạn có nghĩa vụ thanh toán đầy đủ các khoản liên quan đến quyền lợi của bạn trong đó có thủ tục xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động. Tuy nhiên do bạn đang giữ sổ bảo hiểm xã hội của mình mà không giao lại cho công ty nên công ty bạn không thể thực hiện vấn đề chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn nên chỉ có thể giao quyết định thôi việc cho bạn.
Căn cứ khoản 5, Điều 21, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định.
“Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.”
Do đó, theo quy định trên việc chốt sổ bảo hiểm xã hội của bạn sẽ do người sử dụng lao động phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đóng bảo hiểm xã hội thực hiện chốt sổ khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động. Vì vậy công ty bảo bạn thực hiện việc tự chốt sổ bảo hiểm xã hội là trái quy định của pháp luật, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ và bạn cũng không thể tự mình thực hiện vấn đề chốt sổ bảo hiểm xã hội vì không thuộc nghĩa vụ và thẩm quyền của bạn. Chính vì vậy trong trường hợp này bạn phải nộp lại sổ bảo hiểm xã hội cho công ty ở quê trước đây bạn làm và yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ chốt sổ bảo hiểm cho bạn theo quy định pháp luật.
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội gồm 2 bước:
Bước 1: Thủ tục báo giảm lao động.
Căn cứ theo Phiếu giao nhận hồ sơ 600a quy định về hồ sơ báo giảm lao động đóng BHXH, BHYT. Theo đó bên công ty cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (Mẫu D02-TS).
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
Bước 2. Chốt sổ cho người sử dụng lao động:
Căn cứ Phiếu giao nhận hồ sơ 620/…/SO áp dụng từ 10/10/2017 thì hồ sơ bao gồm:
– Sổ BHXH hoặc sổ BHXH và các trang tờ rời hoặc tờ bìa sổ BHXH và các trang tờ rời (bản chính);
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người).