Người lao động có phải trả thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc? Chuyển từ đóng bảo hiểm bắt buộc sang đóng bảo hiểm tự nguyện được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty và tuân thủ các quy định pháp luật cũng như báo trước. Khi nghỉ, cơ quan yêu cầu tôi trả lại thẻ bảo hiểm y tế thì có đúng luật không? Sau đó bảo hiểm xã hội tôi tự đóng thì các chế độ có thay đổi không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 15 Luật Bảo hiểm y tế 2014 sửa đổi, bổ sung, hàng tháng người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm y tế.
Do đó, khi người lao động nghỉ việc thì người sử dụng lao động có trách nhiệm báo tăng, giảm với cơ quan bảo hiểm xã hội và thu hồi để trả lại thẻ bảo hiểm y tế nếu thẻ đó còn hiệu lực, đồng thời, người sử dụng lao động phải chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Như vậy, việc công ty yêu cầu bạn trả lại thẻ bảo hiểm y tế là đúng quy định pháp luật. Bạn có quyền tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện cũng như có quyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bạn chỉ được hưởng 2 chế độ bảo hiểm xã hội là hưu trí và tử tuất. Trong khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng 5 chế độ bảo hiểm xã hội, bao gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Từ các thông tin trên, nếu sau khi nghỉ việc tại công ty và không có ý định tiếp tục làm việc tại một đơn vị khác, bạn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng các quyền lợi về hưu trí và tử tuất sau này. Trường hợp bạn tiếp tục đi làm tại đơn vị khác, bạn tiếp tục được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và được hưởng 5 chế độ ưu đãi như đã nêu trên.
Mục lục bài viết
1. Có phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho công ty?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư ! Tôi có một việc muốn nhờ Luật sư tư vấn: Tôi ký hợp đồng lao động không thời hạn với Công ty A. Nay tôi đề nghị Công ty cho tôi chấm dứt hợp đồng lao động vì một số lý do cá nhân. Công ty đã đồng ý cho tôi chấm dứt hợp đồng lao động và yêu cầu tôi trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho Công ty. Vậy Luật sư cho tôi hỏi khi tôi nghỉ việc tôi có phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho Công ty không?. Xin cảm ơn Luật sư !
Luật sư trả lời:
Thứ nhất, người lao động khi ký hợp đồng lao động không thời hạn có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm y tế hàng tháng. Theo quy định tại Điều 13, Luật bảo hiểm y tế 2008: “ Mức đóng hằng tháng của đối tượng là người lao động kí kết
Thứ hai, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có nghĩa vụ trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho Công ty để Công ty trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Nếu bạn không trả thẻ , cơ quan Bảo hiểm xã hội vẫn tính tiền đối với thẻ bảo hiểm y tế mà bạn đang giữ cho thời gian giá trị sử dụng còn lại của thẻ.
Chính vì vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty, bạn phải có nghĩa vụ trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho Công ty.
Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về giám định thẻ bảo hiểm y tế
Hiện nay, số lượng người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đang có xu hướng tăng mạnh trong một vài năm trở lại đây. Từ thực tế này, công tác kiểm soát cũng như giám định thẻ bảo hiểm y tế cũng vướng phải một số khó khăn nhất định. Thực trạng này đã dẫn đến việc vi phạm về vấn đề giám định thẻ bảo hiểm y tế xuất hiện ngày càng nhiều. Nhằm xử lý triệt để vấn đề này, pháp luật đã quy định các biện pháp xử phạt hành chính đối với hành vi Vi phạm quy định về giám định thẻ bảo hiểm y tế tại Điều 70 Nghị định 176/2013/NĐ-CP, cụ thể:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây nhưng chưa làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ bảo hiểm y tế:
a) Không công khai, minh bạch khi thực hiện giám định bảo hiểm y tế;
b) Cản trở công tác giám định bảo hiểm y tế.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không công khai, minh bạch khi thực hiện giám định bảo hiểm y tế hoặc cản trở công tác giám định bảo hiểm y tế làm thiệt hại đến quyền lợi của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và quỹ bảo hiểm y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả số tiền vi phạm cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng bảo hiểm y tế mà đối tượng đã phải tự chi trả (nếu có) đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Nghỉ việc, có phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế cho công ty không?
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ luật sư tư vấn. Vợ tôi là bác sỹ công tác tại bệnh viện ở An GIang đã vào viên chế 01/01/2015. Tháng 5/2016 vợ tôi xin nghỉ việc để về Cần Thơ ( theo chồng). Phía bệnh viện ở An Giang đã thu hồi thẻ BHYT của vợ tôi lại và kêu vợ tôi tự đi mua BHYT(vì vợ tôi đang có thai dự sinh 03/7/2016). Luật sư cho tôi hỏi là phía bệnh viện thu hồi thẻ BHYT của vợ tôi là đúng hay sai?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ điểm 1.4 Khoản 1 Điều 38 Quyết định 959/QĐ – BHXH quy định như sau:
“1.4. Đối với người lao động nghỉ việc, di chuyển, phải thu hồi thẻ BHYT còn hạn sử dụng của người lao động (trừ trường hợp chết; chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp hằng tháng).”
Như vậy, trong trường hợp của vợ bạn thì khi vợ bạn nghỉ việc ở doanh nghiệp thì vợ bạn phải trả lại thẻ bảo hiểm y tế còn hiệu lực lại cho công ty để công ty nộp lại cho cơ quan bảo hiểm xã hội mà không được giữ lại để tự nộp.
Khoản1, Điều 15 Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:
“Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm y tế cho người lao động và trích tiền đóng bảo hiểm y tế từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹ BHYT”.
Vì vậy, khi người lao động xin nghỉ việc, chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm báo tăng, giảm với cơ quan bảo hiểm xax hội và thu hồi lại thẻ bảo hiểm y tế. Trong trường hợp công ty không báo tăng, giảm và thu hồi lại thẻ thì thẻ bảo hiểm y tế của người lao động vẫn có giá trị sử dụng đến hạn và công ty vẫn phải chi trả tiền đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.
Như vậy, việc doanh nghiệp yêu cầu bạn trả lại thẻ bảo hiểm y tế là đúng quy định pháp luật. Bạn có quyền tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện cũng như bạn có quyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Tuy nhiên, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Trong khi người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ gồm ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.
3. Truy thu tiền bảo hiểm xã hội do không nộp lại thẻ bảo hiểm y tế
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, Cho tôi hỏi liên quan về vấn đề bảo hiểm. Tôi có làm cho một công ty TNHH và đã nộp đơn xin nghỉ việc vào ngày 16/05/2015 và chính thức nghỉ việc vào ngày 30/5/2016. Tới tháng 9/2016 tôi liên hệ lại công ty thì báo đã có sổ bảo hiểm nhưng phải đóng tiền truy thu bảo hiểm thì mới được lấy sổ.
Do lúc nghỉ tôi không nộp lại thẻ bảo hiểm y tế, hạn thẻ đến ngày 30/6/2016. Việc này thực tế do công ty không yêu cầu tôi nộp lại thẻ nhưng bây giờ công ty lại nói do tôi không chịu nộp, vì vậy để lấy lại sổ bắt buộc phải nộp tiền truy thu bảo hiểm mới được lấy. Hiện tại công ty chỉ thông báo sơ qua điện thoại do đó tôi vẫn chưa rõ khoản phí phải đóng là gì và đúng hay sai. Vậy nhờ luật sư tư vấn giúp tôi nếu phải nộp thì những khoản tôi phải đóng là gì và dựa trên mức lương cơ bản phải không? Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Bạn làm việc tại một công ty TNHH và chính thức nghỉ việc vào ngày 30/05/2016, người sử dụng lao động có trách nhiệm theo quy định tại Điều 47 “Bộ luật lao động 2019” như sau:
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày
Luật sư
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”
Theo đó, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận, trả sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ của người lao động. Trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Ngoài ra, căn cứ theo Khoản 2 Công văn số 3881/BHXH-ST quy định về quy trình cập nhật và tra cứu thông tin về thẻ BHYT như sau:
“2. Quy trình cập nhật và tra cứu thông tin về thẻ BHYT
2.1. Đối với đơn vị sử dụng lao động cùng tham gia BHXH, BHYT (viết tắt là đơn vị).
Khi có phát sinh tăng, giảm người tham gia BHYT, đơn vị phải kịp thời lập danh sách tăng, giảm gửi cơ quan BHXH theo mẫu quy định tại Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.
2.2. Đối với cơ quan BHXH
Phòng/Tổ quản lý thu tiếp nhận hồ sơ và dữ liệu điện tử (nếu có) do bộ phận một cửa hoặc đơn vị chuyển đến; kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên danh sách, tờ khai; cập nhật và xử lý dữ liệu trên phần mềm quản lý thu, cụ thể:
– Giảm đối tượng; điều chỉnh mức đóng BHYT của những trường hợp báo giảm; giảm giá trị sử dụng thẻ BHYT.
– Chuyển dữ liệu tăng, giảm người tham gia BHYT sang phần mềm quản lý sổ thẻ để tự động kết chuyển về BHXH Việt Nam.
2.3. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT
Các cơ sở KCB BHYT khi tiếp nhận thẻ BHYT của bệnh nhân đến KCB BHYT thực hiện tra cứu thông tin về thẻ BHYT trên Cổng tiếp nhận dữ liệu Hệ thống thông tin Giám định BHYT theo hướng dẫn tại Điểm 4 Công văn số 2723/BHXH-CSYT, để hệ thống tự động rà soát giá trị sử dụng của thẻ BHYT (có Phụ lục hướng dẫn thao tác kỹ thuật trên phần mềm Hệ thống giám định BHYT kèm theo). Trên cơ sở kết quả tra cứu, cơ sở KCB BHYT thực hiện:
– Thanh toán chi phí KCB BHYT đối với các trường hợp thẻ BHYT còn hạn sử dụng và người tham gia BHYT đang đóng BHYT.
– Không thanh toán chi phí KCB BHYT đối với các trường hợp thẻ BHYT còn hạn sử dụng, nhưng tại thời điểm KCB người tham gia đã báo giảm đóng BHYT.”
Theo quy định trên, khi bạn nghỉ việc, công ty có trách nhiệm lập danh sách báo giảm gửi đến cơ quan BHXH. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó. Cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế không thanh toán chi phí khách chữa bệnh đối với trường hợp thẻ BHYT còn hạn sử dụng, nhưng tại thời điểm khám chữa bệnh người tham gia đã báo giảm đóng BHYT.
Như vậy, khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm chốt sổ BHXH đồng thời báo giảm BHXH đến cơ quan BHXH. Trường hợp công ty đã báo giảm lao động thì BHXH sẽ không thu hồi thẻ BHYT. Nếu công ty bạn lập danh sách báo giảm chậm thì công ty phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo chậm. Thẻ BHYT của bạn hết hạn sử dụng vào ngày 30/06/2016 thì việc công ty yêu cầu bạn đóng truy thu bảo hiểm y tế là trái quy định của pháp luật. Nếu công ty không trả sổ BHXH cho bạn, bạn có thể làm đơn khiếu nại đến Phòng Lao động – thương binh và xã hội để được hỗ trợ giải quyết.