Người làm chứng (nhân chứng) là người biết về một tình tiết nào đó có ý nghĩa cho việc điều tra, xét xử vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập tham gia vào vụ án để trình bày lời khai của mình.
Mục lục bài viết
1. Người làm chứng là gì?
Theo tố tụng dân sự:
Khái niệm người làm chứng: Trong tố tụng dân sự, những người biết được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết
Theo tố tụng hình sự:
Theo quy định
“Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.”
2. Người làm chứng trong tố tụng hình sự (vụ án hình sự):
Người làm chứng trước hết là những người biết được các tình tiết có liên quan đến vụ án. Họ có thể trực tiếp nhìn thấy, nghe thấy hoặc được người khác kể lại về những tình tiết có liên quan đến vụ án. Theo triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc họ tự nguyện đến cơ quan tiến hành tố tụng khai báo về các tình tiết mà mình biết, được các cơ quan tiến hành tố tụng xác định tư cách là người làm chứng trong vụ án hình sự.
Để bảo đảm tính khách quan, chính xác của lời khai của người làm chứng, Bộ luật tố tụng hình sự quy định những người sau đây không được làm chứng:
– Người bào chữa cho bị can, bị cáo.
Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo, đương nhiên là lời khai của họ luôn theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo, không thể khách quan vô tư. Hơn nữa, người bào chữa không được tiết lộ bí mật mà mình biết về bị can, bị cáo. Do vậy, người bào chữa không thể đồng thời là người làm chứng trong vụ án hình sự.
– Người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.
Quyền của người làm chứng như sau:
Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng. Thông thường lời khai của người làm chứng, sẽ có lợi cho một bên tham gia tố tụng và bất lợi cho phía bên kia, thường là bất lợi cho bị can, bị cáo. Vì vậy, không loại trừ khả năng bị can, bị cáo hoặc gia đình họ đe dọa người làm chứng. Người làm chứng có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng đã triệu tập mình có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình.
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Ví dụ: trong biên bản ghi lời khai của người làm chứng; Điều tra viên không ghi đúng nội dung người làm chứng đã khai, hoặc khi Cơ quan điều tra không bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người làm chứng, người làm chứng có quyền khiếu nại hành vi của Điều tra viên, của Cơ quan điều tra.
Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật. Người làm chứng là người không có những quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến việc giải quyết vụ án. Việc họ tham gia tố tụng là theo triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Họ có quyền được yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng đã triệu tập họ thanh toán cho họ chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật như chi phí ăn, ở…
Người làm chứng có nghĩa vụ sau đây:
Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
Việc người làm chứng tham gia tố tụng là nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước. Khi triệu tập họ tham gia tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng đã phải bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, bởi vậy, họ có trách nhiệm phải thực hiện yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Họ phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu họ cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì có thể bị dẫn giải.
Người làm chứng có nghĩa vụ khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.
Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh khai báo mà không lý do chính đáng hoặc khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 382 và Điều 383 của Bộ luật hình sự.
3. Người làm chứng trong tố tụng dân sự (vụ án dân sự):
Quyền, nghĩa vụ của người làm chứng được thể hiện ở 2 lĩnh vực là cung cấp thông tin về vụ việc dân sự và vật chất. Việc bảo đảm thực hiện đúng được mỗi quyền, nghĩa vụ của người làm chứng có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả giải quyết vụ việc dân sự, trong nhiều trường hợp còn mang tính chất quyết định.
Để làm tròn được nhiệm vụ của mình, trong tố tụng dân sự người làm chứng có các quyền, nghĩa vụ cung cấp toàn bộ những thông tin, tài liệu, đồ vật, liên quan đến vụ án; chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại cho người bị hại do việc khai báo sai sự thật gây ra; phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, trường hợp cố tình vắng mặt gây trở ngại cho việc xét xử có thể bị dẫn giải đến phiên tòa; được từ chối khai báo nếu việc khai báo có thể làm lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của đương sự hoặc ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự có quan hệ thân thích với mình; được nghỉ việc trong thời gian Toàn án triệu tập tham gia tố tụng; được hưởng các khoản phí đi lại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật; được yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; được khiếu nại hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng; phải cam đoan trước tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, trừ người làm chứng là người chưa thành niên.
Trong