Hiện nay, một số quy định đối với doanh nghiệp vẫn còn chưa nắm rõ, trong đó quan tâm nhất vẫn là người ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty là ai?
Mục lục bài viết
1. Người ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty là ai?
1.1. Ai có thẩm quyền ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty cổ phần?
Căn cứ theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 153
-Bầu, miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị; bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty đã quy định;
– Hội đồng quản trị có quyền quyết định, tiền lương và các quyền lợi khác của những người quản lý đó và cử người đại diện theo ủy quyền để tham gia Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi khác của những người đó;
Như vậy, dựa theo quy định hiện hành thì Giám đốc Công ty cổ phần có thể sẽ là do các thành viên khác bổ nhiệm từ thành viên Hội đồng Quản trị hoặc thuê ngoài thông qua ký hợp đồng lao động và hợp đồng này sẽ do Hội đồng quản trị ký với Giám đốc.
1.2. Ai có thẩm quyền ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty TNHH một thành viên?
Căn cứ theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định cụ thể về phạm vi đại diện như sau :
– Người đại diện sẽ chỉ được xác lập và thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
+ Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Điều lệ của Công ty;
+ Nội dung của ủy quyền;
+ Các quy định khác của pháp luật.
– Nếu trường hợp mà không xác định được cụ thể về phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật sẽ có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Một cá nhân, pháp nhân thì có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng sẽ không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
– Người đại diện sẽ phải thông báo cho bên giao dịch biết về những phạm vi đại diện của mình.
Như vậy, dựa theo căn cứ được quy định tại mục 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015, nếu trường hợp giám đốc công ty đồng thời là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không được ký hợp đồng lao động với chính mình. Để có thể thực hiện việc ký hợp đồng lao động thì phải thực hiện thủ tục ủy quyền cho cá nhân khác ở công ty. Khi đó, người được ủy quyền sẽ nhân danh công ty ký hợp đồng lao động.
1.3. Ai có thẩm quyền ký hợp đồng lao động với giám đốc công ty TNHH 2 thành viên trở lên ?
Căn cứ theo quy định tại khoản đ Điều 55
-Hội đồng thành viên có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại Điều lệ của công ty;
Như vậy, dựa theo quy định trên thì Hội đồng thành viên sẽ có
2. Quyền lợi và nghĩa vụ của giám đốc:
2.1. Quyền lợi và nghĩa vụ của giám đốc đối với Công ty TNHH:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ như sau:
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, và sẽ phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được được quyền tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được đuyết định đối với vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
+ Được tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và những phương án đầu tư của công ty;
+ Thực hiện việc ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ các trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
+ Thực hiện việc ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được thực hiện việc tuyển dụng lao động;
+ Được thực hiện quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
Như vậy, căn cứ theo quy định tại Điều 63 thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty TNHH sẽ được thực hiện quyền và nghĩa vụ như đã nêu trên.
2.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của giám đốc đối với Công ty Cổ phần:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định quyền và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc của Công ty cổ phần như sau:
– Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có quyền bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để thực hiện việc điều hành các hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ công ty có quy định khác.
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
+ Được bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch của công ty;
+ Thực hiện việc ký hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
+ Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền tuyển dụng lao động;
+ Các quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty và hợp đồng lao động.
Như vậy thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Công ty TNHH sẽ được thực hiện quyền và nghĩa vụ như đã nêu trên.
3. Hậu quả của ký hợp đồng không đúng thẩm quyền:
Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 đối với giao dịch dân sự vô hiệu:
– Giao dịch dân sự vô hiệu mà không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận của nhau. Đối với trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
– Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức sẽ không phải có trách nhiệm hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
– Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường.
– Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu sẽ liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, nếu trường hợp ký hợp đồng không đúng thẩm quyền thì sẽ phải chịu hậu quả như đã nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
-Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Doanh nghiệp 2020.