Người giúp việc nói chung và người giúp việc trong gia đình nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình hiện đại, nhờ có người giúp việc mà thời gian chăm sóc và quan tâm gia đình của các cặp vợ chồng được nâng lên đáng kể. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì người giúp việc cần phải làm gì trong trường hợp chủ nhà không trả lương?
Mục lục bài viết
1. Người giúp việc phải làm gì khi chủ nhà không trả lương?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về lao động là người giúp việc trong gia đình. Căn cứ theo quy định tại Điều 161 của
– Lao động là người giúp việc trong gia đình được xác định là những người lao động thường xuyên làm các công việc trong gia đình của một hộ gia đình hoặc nhiều hộ gia đình;
– Các công việc trong gia đình của người giúp việc thông thường bao gồm các công việc nội trợ, công việc quản gia, công việc chăm sóc trẻ em, công việc chăm sóc người bệnh, chăm sóc người ốm đau, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn hoặc làm các công việc khác cho hộ gia đình, tuy nhiên không liên quan tới hoạt động thương mại;
– Chính phủ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể về lao động là người giúp việc trong gia đình.
Lao động là người giúp việc trong gia đình được xem là một bên yếu thế trong quan hệ lao động, vì vậy pháp luật đã đưa ra nhiều quy định để bảo vệ quyền lợi của người lao động là người giúp việc trong gia đình. Theo đó, chủ nhà về nguyên tắc phải có nghĩa vụ trả lương theo đúng thời hạn và theo đúng mức lương đã thỏa thuận với người giúp việc. Hành vi không trả lương cho người giúp việc là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Khi gặp trường hợp chủ nhà không trả lương thì người giúp việc cần phải thực hiện các hoạt động cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình, cụ thể là khởi kiện tới Tòa án có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về trình tự và thủ tục hòa giải đối với tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động. Theo đó, tranh chấp lao động cá nhân bắt buộc phải thực hiện thủ tục hòa giải thông qua hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu hội đồng trọng tài lao động hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết, ngoại trừ các tranh chấp lao động cá nhân sau đây thì sẽ không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải, bao gồm:
– Về vấn đề xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về các trường hợp bị đơn phương chấm dứt
– Về vấn đề bồi thường thiệt hại, nhận các khoản trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
– Tranh chấp phát sinh giữa người giúp việc trong gia đình với người sử dụng lao động;
– Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và tìm kiếm việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động;
– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa doanh nghiệp với người lao động, hoặc với tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Tranh chấp phát sinh giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.
Theo đó thì có thể nói, tranh chấp trong vấn đề tiền lương phát sinh giữa người giúp việc trong gia đình với người sử dụng lao động là một trong những quan hệ đặc thù, khi tranh chấp này xảy ra thì các bên không cần phải thực hiện thủ tục hòa giải mà có thể trực tiếp khởi kiện ra Tòa án. Tuy nhiên trên thực tế, trong trường hợp đó thì người giúp việc hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức thỏa thuận với chủ nhà, yêu cầu chủ nhà phải giải quyết quyền lợi về tiền lương của mình, bởi vì đây được xem là cách thức nhanh nhất và tốt nhất.
Tuy nhiên sau khi đã thương lượng và thỏa thuận, người giúp việc vẫn không nhận được các khoản tiền lương của mình thì hoàn toàn có quyền làm đơn khởi kiện ra tòa.
Trình tự và thủ tục khởi kiện trong trường hợp chủ nhà không trả lương cho người giúp việc được quy định như sau:
Bước 1: Chuẩn bị thành phần hồ sơ khởi kiện tại Tòa án. Thành phần hồ sơ khởi kiện bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau: Đơn khởi kiện kèm theo các loại tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là hợp pháp (hợp đồng giúp việc trong gia đình …), giấy tờ tùy thân của người khởi kiện như căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, biên bản hòa giải không thành công trong trường hợp các bên có thực hiện thủ tục hòa giải …
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người giúp việc đó làm việc. Có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Tòa án tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ. Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với vụ án lao động hiện nay là 02 tháng được tính kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với những vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì có thể được gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử thêm 01 tháng nữa. Thời hạn mở phiên tòa xét xử được xác định là 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này có thể kéo dài tuy nhiên tối đa là 02 tháng.
2. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân giữa người giúp việc và chủ nhà:
Căn cứ theo quy định tại Điều 190 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Theo đó:
– Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện thủ tục hòa giải đối với tranh chấp lao động cá nhân hiện nay được xác định là 06 tháng tính kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền lợi hợp pháp của mình đang bị xâm phạm;
– Thời hiệu yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 09 tháng được tính kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng quyền lợi hợp pháp của mình đang bị xâm phạm;
– Thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân hiện nay đang được xác định là 01 năm được tính kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà các bên tranh chấp cho rằng quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm;
– Trong trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì lý do bất khả kháng, lý do trở ngại khách quan hoặc vì các lý do khác nằm ngoài ý chí chủ quan của con người mà không thể yêu cầu theo đúng thời hạn nêu trên, thì thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc có lý do đó sẽ không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp tranh chấp lao động cá nhân phát sinh giữa người giúp việc và chủ nhà thì thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân này là 01 năm được tính kể từ ngày người giúp việc cho rằng quyền lợi hợp pháp của mình đang bị xâm phạm.
3. Chủ nhà có bắt buộc phải trả tiền bảo hiểm xã hội cho người giúp việc không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 163 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nghĩa vụ của người lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc trong gia đình. Theo đó, người sử dụng lao động trong trường hợp này sẽ cần phải tuân thủ các nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện đầy đủ cam kết của các bên và thỏa thuận đã giao kết ghi nhận trong hợp đồng lao động;
– Có nghĩa vụ trả cho người giúp việc trong gia đình các khoản tiền về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động có thể chủ động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
– Có trách nhiệm tôn trọng danh dự, tôn trọng nhân phẩm của người giúp việc trong gia đình;
– Có nghĩa vụ bố trí chỗ ăn ở và vệ sinh hợp lý cho người giúp việc trong gia đình nếu như các bên có thỏa thuận;
– Tạo cơ hội thuận lợi cho người giúp việc trong gia đình được tham gia vào các chương trình văn hóa giáo dục nghề nghiệp;
– Chi trả các khoản tiền tàu xe đi lại cho người giúp việc khi người giúp việc đó thôi việc quay trở về nơi cư trú, ngoại trừ trường hợp người giúp việc trong gia đình đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.
Theo đó thì có thể nói, khi chủ nhà sử dụng người lao động là người giúp việc trong gia đình thì chủ nhà phải có nghĩa vụ chi trả các khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người giúp việc để người giúp việc đó có thể chủ động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chủ nhà sẽ không phải trực tiếp mua bảo hiểm xã hội cho người giúp việc tại các cơ quan bảo hiểm xã hội, tuy nhiên chủ nhà sẽ phải trả các khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội để cho người giúp việc có thể tự đi mua chế độ bảo hiểm xã hội của mình. Đây là một trong những quy định ghi nhận cụ thể tại khoản 3 Điều 168 của Bộ luật lao động năm 2019.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.
THAM KHẢO THÊM: