Trong vấn đề tố cáo trách nhiệm giải quyết tố cáo được pháp luật quy định cụ thể về các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, những cơ quan này sẽ thực hiện quyền hạn của mình đối với các vụ việc tố cáo. Vậy để hiểu thêm về người giải quyết tố cáo là gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn đọc về các thông tin này.
Người giải quyết tố cáo (Denunciation handler) là gì?
1. Người giải quyết tố cáo là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 điều 2
“6. Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo”.
Như vậy theo quy định này cũng đã đua ra khái niệm về vấn đề giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật và theo đó việc giải quyết lại vụ việc tố cáo chỉ được tiến hành khi việc giải quyết tố cáo trước đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật, làm sai lệch bản chất vụ việc hoặc bỏ lọt thông tin, tài liệu trong khi giải quyết tố cáo.
Căn cứ dựa theo quy định của pháp luật thì chủ yếu thực tế các nội dung tố cáo tiếp là tố cáo hành vi vi phạm về đất đai, xây dựng, môi trường, thực hiện chế độ chính sách đối với người dân; tố cáo cán bộ, công chức có các sai phạm trong quản lý tài chính, đất đai… nhìn chung thì phạm vi cũng khá rộng và nhiều vấn đề. Trên thực tế rất nhiều vấn đề tồn đọng như với chính quyền địa phương đã giải quyết tố cáo nhưng công dân không đồng tình với kết luận giải quyết tố cáo, do đó tiếp tục tố cáo lên các cơ quan cấp trên, thậm chí có những vụ việc tố cáo phức tạp, kéo dài.
Trong một số vụ việc, tố cáo tiếp của công dân là đúng, là có cơ sở. Cũng nhiều trường hợp kết quả giải quyết tố cáo tiếp cho thấy vụ việc tố cáo tiếp của công dân là sai điên hình trong năm 2019, tại Hà Nội có 27/117 vụ việc tố cáo tiếp là sai, tại Hải Dương có 13/24 vụ việc tố cáo tiếp là sai, và con số này tại Lào Cai là 5/6 vụ việc. Một số trường hợp mặc dù đã được giải quyết đúng thẩm quyền, đúng pháp luật nhưng công dân vẫn cố tình tố cáo tiếp. Tuy nhiên, không ít các trường hợp tố cáo của công dân là có cơ sở và các cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra, rà soát, xem xét lại.
2. Người giải quyết tố cáo tiếng Anh là gì?
Người giải quyết tố cáo tiếng Anh là ” Denunciation handler“.
3. Quyền và nghĩa vụ cụ thể của người giải quyết tố cáo:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của người giải quyết tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người tố cáo đến làm việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà người tố cáo có được;
b) Yêu cầu người bị tố cáo đến làm việc, giải trình về hành vi bị tố cáo, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
c) Yêu cầu, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo;
d) Tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh, thu thập thông tin, tài liệu làm căn cứ để giải quyết tố cáo theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; áp dụng hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
đ) Kết luận nội dung tố cáo;
e) Xử lý kết luận nội dung tố cáo theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người giải quyết tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật trong việc giải quyết tố cáo;
b) Áp dụng các biện pháp bảo vệ cần thiết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo;
c) Không tiết lộ thông tin về việc giải quyết tố cáo; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo;
d)
đ)
e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giải quyết tố cáo;
g) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn do hành vi giải quyết tố cáo trái pháp luật của mình gây ra.
Như vậy ta thấy rằng pháp luật đã quy định rất cụ thể đối với các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Theo đó các cơ quan có thẩm quyền này phải thực hiện đúng các nghĩa vụ cụ thể để tránh các tường hợp không khách quan và trung thực khi xử lý các vụ việc tố cáo trên thực tế cũng đã có các trường hợp xử lý không đúng theo quy định về tố cáo.
Trên thực tế ta thấy tại không ít địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn tình trạng rất phức tạp như vấn đề một vụ việc tố cáo đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết đúng pháp luật nhưng người tố cáo vẫn cố tình tố cáo tiếp, tố cáo tràn lan, nhiều lần, sai sự thật, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người khác. Đối với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, hiện nay tại Điều 23 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP đã có quy định chế tài xử lý. Tuy nhiên, đối với chủ thể là người dân cố tình tố cáo sai sự thật mà tố cáo nhiều lần thì chưa có chế tài xử lý hành chính, do đó còn gây khó khăn cho các cơ quan hành chính trong việc xử lý đối với những trường hợp đó. Đề nghị cần bổ sung chế tài xử lý hành chính đối với người dân có những hành vi này, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, hạn chế tình trạng tố cáo tràn lan, vượt cấp, tố cáo nhiều lần, sai sự thật, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
4. Một số vấn đề khi giải quyết tố cáo:
Ngoài ra căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định trường hợp quá thời hạn giải quyết tố cáo, nếu tố cáo tiếp, cấp trên xác định có dấu hiệu không khách quan trong việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp phải giải quyết tố cáo. Các dấu hiệu không khách quan ví dụ như một người bị tố cáo là vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố mẹ bên vợ hoặc bên chồng, con đẻ, con nuôi, con rể, con dâu, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, của người giải quyết tố cáo; người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo có lợi ích liên quan trực tiếp với người bị tố cáo… Chúng tôi cho rằng quy định này cần áp dụng cho tất cả các vụ việc giải quyết tố cáo chứ không nhất thiết chỉ áp dụng đối với tố cáo tiếp trong trường hợp quá thời hạn luật định. Có như vậy mới đảm bảo giải quyết mọi vụ việc tố cáo được khách quan, chính xác, đảm bảo sự công bằng trong xã hội.
Không những vậy, đối với các hành vi vi phạm của các chủ thể khác trong quá trình giải quyết tố cáo, hiện nay trong Nghị định số 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành