Khi một cá nhân phạm tội, họ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mà mình đã gây ra. Các hình phạt có thể được áp dụng đối với người phạm tội bao gồm: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân... Vậy khi một cá nhân dưới 18 tuổi phạm tội thì có bị áp dụng hình phạt tù chung thân hay không?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là người dưới 18 tuổi?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 thì người chưa đủ mười tám tuổi được coi là người chưa thành niên, như vậy cũng có thể nói người dưới mười tám tuổi là người chưa thành niên. Người chưa thành niên đây còn là cách nói chung về một nhóm người còn có những hạn chế về trách nhiệm pháp lý so với người trưởng thành, ngoài ra họ còn chưa phát triển một cách hoàn thiện về mặt thể chất, tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống. Đây cũng là nhóm tuổi có xu hướng muốn tự khằng định bản thân và mong muốn được đối xử tôn trọng như một người trưởng thành nhất song cũng là những người dễ tự ti, tự ái, luôn mang trong mình sự hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn. Họ rất dễ bị kích động, kích thích với những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, trước những điều mới mẻ mà ít khi quan tâm đến hậu quả có thể ảnh hưởng đến bản thân.
2. Người dưới 18 tuổi phạm tội có bị phạt tù chung thân không?
Theo quy định tại Điều 12 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự thì người dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự khi đáp ứng các điều kiện quy định tại điều 12. Như vậy, người dưới 18 tuổi phạm tuổi vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trước những hành vi mà mình đã gây ra khi đáp ứng các quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Theo quy định tại Điều 39
Có nhiều câu hỏi cho việc tại sao người dưới 18 tuổi không bị áp dụng hình phạt tù chung thân? Giải thích cho câu hỏi này là với mục đích bảo về quyền lợi và sự phát triển của người trẻ và người dưới 18 tuổi là nhóm người đang ở giai đoạn đặc biệt trong quá trình trưởng thành. Việc áp dụng hình phạt tù chung thân có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng tái hòa nhập xã hội của họ. Tuy nhiên, việc người dưới 18 tuổi phạm tội sẽ được áp dụng các biện pháp phục hồi và giáo dục khác, nhằm tạo điều kiện cho họ có cơ hội sửa sai, hướng tới cuộc sống tích cực và tái hòa nhập vào xã hội. Qua đó, giúp họ trở thành những con người có ích và đóng góp cho cộng đồng trong tương lai.
3. Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:
Theo quy định Điều 98 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-VPQH năm 2017 hợp nhất Bộ luật Hình sự, người dưới 18 tuổi có hành vi phạm tội chỉ bị áp một trong các hình phạt được quy định tại điều này đối với mỗi tội phạm. Các hình phạt có thể được áp dụng bao gồm:
3.1. Cảnh cáo:
Cảnh cáo là hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức được miễn hình phạt. Hình phạt cảnh cáo được sử dụng với mục dích đưa ra một cảnh báo đối với những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, nhắc nhở việc tuân thủ các quy định và tiếp tục đảm bảo sự tuân thủ của các cá nhân trong tương lai. Hình phạt này cũng mang ý nghĩa giáo dục, nhằm khuyến khích cá nhân nhận ra hành vi sai trái của mình và thúc đẩy sự cải thiện.
3.2. Phạt tiền:
– Phạt tiền được áp dụng như là một hình phạt chính cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nếu người phạm tội có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức phạt tiền đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không được vượt quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định đối với tội danh mà họ đã phạm phải. Việc pháp luật quy định như vậy cũng nhằm đảm bảo tính công bằng và hợp lý của quy định phạt, đồng thời lưu ý đến khả năng tài chính và trách nhiệm của những người ở độ tuổi này.
– Phạt tiền không chỉ có tác dụng trừng phạt, mà còn có tính chất giáo dục đối với các các nhân phạm tội. Việc áp dụng hình phạt phạt tiền nhằm nhắc nhở và khuyến khích những người trẻ tuổi nhận ra hành vi vi phạm của mình và hạn chế việc tái phạm trong tương lai. Đồng thời, việc áp dụng hình phạt cũng tạo điều kiện cho những người trong độ tuổi này học cách chịu trách nhiệm và hình thành những giá trị cơ bản về đạo đức và luật pháp.
3.3. Cải tạo không giam giữ:
– Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người phạm tội trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi họ phạm những tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng, hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ còn được áp dụng cho người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội rất nghiêm trọng. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng nhằm mục đích chủ yếu là cải tạo và đảm bảo sự hòa nhập trở lại của những cá nhân này vào xã hội. Đây là một biện pháp nhân đạo, tập trung vào việc giáo dục, huấn luyện và tạo điều kiện cho những cá nhân trẻ tuổi thay đổi hành vi và thúc đẩy sự phát triển tích cực.
– Người dưới 18 tuổi phạm tội được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ thì họ sẽ không bị khấu trừ thu nhập của bản thân. Thời hạn áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với những người dưới 18 tuổi phạm tội không vượt quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định. Điều này nhằm đảm bảo tính công bằng, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển tích cực của những cá nhân này.
3.4. Tù có thời hạn:
– Đối với người phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì hình phạt tù có thời hạn được áp dụng với họ như sau: nếu tội danh có quy định áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức phạt được áp dụng cao nhất cho họ là không quá 18 năm tù, còn nếu là tù có thời hạn thì mức phạt cao nhất được áp dụng cho người phạm tội ở độ tuổi này không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
– Đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hình phạt tù có thời hạn được quy định như sau: Nếu tội phạm có khả năng bị áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức cao nhất của hình phạt tù không vượt quá 12 năm. Trong trường hợp hình phạt tù có thời hạn, mức cao nhất không vượt quá một phần hai của mức phạt tù được quy định trong luật.
4. Mục đích của việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội:
Người dưới 18 tuổi nhận thức, ý thức chưa hoàn thiện nên trách nhiệm gánh chịu hậu quả với pháp luật sẽ khác với người từ đủ 18 tuổi trở lên phạm tội. Do đó việc áp dụng các biện pháp xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội được căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.Việc áp dụng các hình thức xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nhằm những mục đích sau:
– Răn đe, giáo dục: việc áp dụng các hình phạt nhằm giúp người trẻ nhận thức rõ về hậu quả, tính nguy hiểm của những hành vi vi phạm pháp luật, từ đó răn đe và ngăn chặn họ tái phạm. Bên cạnh đó, các biện pháp giáo dục cũng được áp dụng để giúp họ hiểu rõ hơn về pháp luật, đạo đức và cách sống đúng đắn, từ đó hình thành nhân cách tốt đẹp.
– Bảo vệ xã hội: việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội cũng nhằm mục đích bảo vệ xã hội tránh khỏi những hành vi gây hại, ảnh hưởng đến trật tự an ninh. Bằng cách áp dụng các biện pháp trừng phạt hoặc các hình thức giáo dục phù hợp sẽ giúp răn đe, cảnh cáo góp phần tạo nên một xã hội lành mạnh hơn.
– Hỗ trợ tái hòa nhập: sau khi chấp hành xong các hình phạt hoặc hoàn thành chương trình giáo dục, người trẻ cần được hỗ trợ để tái hòa nhập trở lại với cộng đồng. Việc này nhằm giúp họ có cơ hội xây dựng lại cuộc sống, tránh xa các hoạt động phạm tội và trở thành những công dân có ích, hỗ trợ phát triển đất nước ngày càng vững mạnh.
THAM KHẢO THÊM: