Hiện nay, tình trạng rồi đi bộ tham gia giao thông không đúng quy định của pháp luật là chuyện thường thấy, bất chấp quy định của pháp luật để đi vào phần đường không dành riêng cho người đi bộ, trong đó có đường cao tốc. Vậy người đi bộ đi trên cao tốc sẽ bị phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Người đi bộ trên đường cao tốc bị phạt như thế nào?
Trước hết, pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về người tham gia giao thông. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về người tham gia giao thông. Theo đó, người tham gia giao thông bao gồm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển súc vật, dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên đường bộ. Theo đó, người đi bộ được xem là một trong những đối tượng tham gia giao thông đường bộ. Vì vậy, người đi bộ cũng cần phải tuân thủ theo các quy tắc giao thông đường bộ. Người đi bộ có hành vi vi phạm quy định về quy tắc an toàn giao thông đường bộ đều sẽ bị xử phạt.
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của
– Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với những đối tượng là người đi bộ khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi đi không đúng phần đường quy định, có hành vi vượt giải phân cách, người đi bộ đi qua đường tuy nhiên không đúng nơi quy định dành cho người đi bộ hoặc không đảm bảo an toàn cho các phương tiện xung quanh;
+ Người đi bộ không chấp hành hiệu lệnh của các đèn tín hiệu, không chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu, các loại biển báo hiệu, vạch kẻ đường;
+ Người đi bộ có hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, không chấp hành hướng dẫn của người điều khiển phương tiện giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
+ Người đi bộ có hành vi mang vác các vật công canh gây cản trở giao thông đường bộ, hoặc có hành vi đu bám trên các phương tiện giao thông đang trong quá trình lưu thông.
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ có hành vi đi bộ vào đường cao tốc, ngoại trừ nhân viên phục vụ cho hoạt động quản lý và bảo trì đường cao tốc.
Theo đó, chỉ nhân viên phục vụ cho hoạt động quản lý và bảo trì đường cao tốc mới được đi vào đường cao tốc. Còn lại, nếu người đi bộ có hành vi đi bộ vào đường cao tốc sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
2. Người đi bộ phải đi như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về người đi bộ. Theo đó, người đi bộ là một trong những đối tượng tham gia giao thông đường bộ, vì vậy người đi bộ cũng cần phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho chính người đi bộ và các phương tiện lưu thông khác. Theo đó, người đi bộ cần phải tuân thủ theo các quy định như sau:
– Người đi bộ bắt buộc phải đi trên hè phố, đi trên lề đường dành cho người đi bộ. Trong trường hợp đường không có hè phố, hoặc không có lề đường dành cho người đi bộ thì người đi bộ bắt buộc phải đi sát vào mép đường;
– Người đi bộ chỉ được đi qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường, có cầu vượt dành cho người đi bộ, có hầm dành riêng cho người đi bộ, đồng thời cần phải tuân thủ theo tín hiệu chỉ dẫn và các loại biển báo;
– Trong trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, không có cầu vượt dành cho người đi bộ phải không có hầm đường bộ dành cho người đi bộ, thì người đi bộ bắt buộc phải quan sát các phương tiện đang đi tới, người đi bộ chỉ được phép qua đường khi đảm bảo đầy đủ an toàn và cần phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn khi qua đường cho các phương tiện khác;
– Người đi bộ không được quyền vượt qua dải phân cách, không được có hành vi đu bám vào các phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường bộ, trong quá trình mang vác các vật công canh cần phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện xung quanh, không được gây cản trở cho người và phương tiện trong quá trình tham gia giao thông đường bộ;
– Trẻ em trong độ tuổi dưới 07 tuổi khi qua đường tại các khu vực đô thị, đường thường xuyên có phương tiện cơ giới qua lại thì bắt buộc phải có người lớn đi cùng, mọi người cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ giúp đỡ cho trẻ em trong độ tuổi dưới 07 tuổi đi qua đường an toàn.
Tóm lại, người đi bộ bắt buộc phải đi trên hè phố, đi trên lề đường dành cho người đi bộ. Trong trường hợp đường không có hè phố hoặc không có lề đường thì người đi bộ bắt buộc phải đi sát vào mép đường, đồng thời người đi bộ cũng cần phải tuân thủ đầy đủ theo các quy định nêu trên trong quá trình tham gia giao thông đường bộ.
3. Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về vấn đề bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của các công trình đường bộ. Theo đó:
– Công trình đường bộ xây dựng mới, công trình đường bộ nâng cấp, công trình đường bộ cải tạo bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn kĩ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và người khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật. Đường đô thị xây dựng bắt buộc phải có hè phố, có cầu vượt, có hầm đường bộ, có phần đường giao thông cho người đi bộ, tổ chức giao thông cho người đi bộ lưu thông một cách an toàn và người khuyết tật lưu thông một cách thuận tiện;
– Công trình đường bộ bắt buộc phải tiến hành thủ tục thẩm định về an toàn giao thông từ khi lập dự án xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công công trình, trước khi khai thác và trong quá trình khai thác. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tiếp thu kết quả thẩm định an toàn giao thông đường bộ để phê duyệt bổ sung vào dự án;
– Khu đô thị, khu kinh tế, khu dân cư, khu công nghiệp, khu thương mại, khu dịch vụ, các công trình khác bắt buộc phải có hệ thống đường gom được xây dựng ngoài hành lang an toàn giao thông đường bộ, đồng thời cần phải đảm bảo khoảng cách với quốc lộ theo quy định cụ thể của Chính phủ;
– Việc đấu nối trong quá trình xây dựng công trình giao thông đường bộ cần phải được thực hiện như sau: Trong trường hợp có đường nhánh thì đường gom bắt buộc phải nối vào đường nhánh đó, trong trường hợp đường nhánh hoặc đường gom nối trực tiếp vào đường chính thì điểm đầu nối phải được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý trong lĩnh vực đường bộ cho phép từ khi lập dự án và lên ý tưởng thiết kế. Đồng thời, việc đấu nối từ các đường đô thị, đường từ khu công nghiệp, khu kinh tế, khu thương mại – dịch vụ, khu dân cư và các công trình khác vào đường bộ cần phải được thực hiện theo quy định cụ thể của bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
– Bên cạnh tuyến đường quốc lộ đi qua khu dân cư thì bắt buộc phải có các đoạn đường gom để phục vụ cho yêu cầu cơ bản của dân sinh.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Chỉ thị 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông;
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ do Văn phòng Quốc hội ban hành.
THAM KHẢO THÊM: