Mọi người khi tham gia giao thông đều phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông. Vậy người đi bộ gây tai nạn giao thông thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về các nguyên tắc tham gia giao thông của người đi bộ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về những đối tượng được xác định là người tham gia giao thông đường bộ. Theo đó thì người tham gia giao thông đường bộ sẽ bao gồm những đối tượng sau:
– Người điều khiển phương tiện giao thông;
– Người sử dụng phương tiện giao thông tham gia giao thông đường bộ;
– Người điều khiển và dẫn dắt súc vật tham gia giao thông đường bộ;
– Người đi bộ lưu thông trên đường bộ.
Theo đó, người đi bộ cũng được xác định là một trong những đối tượng tham gia giao thông đường bộ theo như phân tích ở trên. Vì vậy trong quá trình tham gia giao thông đường bộ thì người đi bộ cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Luật giao thông đường bộ năm 2019, người đi bộ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây trong quá trình tham gia giao thông đường bộ:
– Người đi bộ phải đi trên hè phố và lề đường, không được đi dưới lòng lề đường, không được cản trở các phương tiện đi lại, trong trường hợp đường không có hè phố vào lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường;
– Người đi bộ chỉ được đi qua đường ở những nơi có tín hiệu đèn cho phép người đi bộ đi qua, những nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ hoặc có cầu vượt, những nơi có hầm dành cho người đi bộ, trong quá trình đi qua đường thì phải tuân thủ theo tín hiệu chỉ dẫn;
– Trường hợp không có đèn tín hiệu và không có vạch kẻ đường, tại những nơi không có cầu vượt vào hôm nay cho người đi bộ thì người đi bộ cần phải quan sát kỹ càng các phương tiện đang đi tới, người đi bộ chỉ được qua đường khi thấy đầy đủ yếu tố đảm bảo cho quá trình an toàn, và chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn khi qua đường;
– Người đi bộ không được vượt qua các dải phân cách, không được thực hiện các hành vi đu bám vào phương tiện giao thông đang lưu thông và đang chạy trên đường bộ, khi mang vác các vật cồng kềnh thì phải đảm bảo an toàn và không gây trở ngại cho người, cho phương tiện tham gia giao thông đường bộ;
– Trẻ em dưới 07 tuổi khi qua đường tại các khu vực đô thị và các tuyến đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại thì phải có người lớn dắt, mọi người phải có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi khi qua đường.
Như vậy có thể nói, người đi bộ trong quá trình lưu thông cần phải tuân thủ các điều kiện nêu trên. Nếu như người đi bộ không tuân thủ các điều kiện nêu trên trong quá trình lưu thông và gây ra tai nạn giao thông thì cần phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Người đi bộ gây tai nạn giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?
Tình trạng tai nạn giao thông liên quan đến người đi bộ trên các địa bàn tỉnh thành phố hiện nay xảy ra vô cùng phổ biến. Đã có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra ba nguyên nhân lớn là do người đi bộ không tuân thủ các quy định của luật an toàn giao thông đường bộ theo như phân tích ở trên. Các đối tượng là người đi bộ qua đường không đúng nơi dành cho người đi bộ khiến cho các phương tiện đang lưu thông không xử lý kịp thời dẫn đến vụ việc và chạm trực tiếp với người đi bộ, hoặc do tránh người đi bộ mà các phương tiện giao thông đã va chạm hoặc gây tai nạn giao thông với các phương tiện khác kéo theo những hệ quả không đáng có về sức khoẻ, tài sản, thậm chí là tính mạng. Bên cạnh đó cũng xảy ra một số trường hợp người đi bộ chấp hành đúng quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ tuy nhiên người điều khiển phương tiện khi đi trên đường đã không chú ý quan sát mà không nhường đường cho người đi bộ cho nên đã xảy ra vụ việc tai nạn giao thông. Theo như đã phân tích ở trên thì người đi bộ sẽ phải có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc khi tham gia giao thông đường bộ. Nếu như người đi bộ không tuân thủ các nguyên tắc nêu trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của
Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với các đối tượng được xác định là người đi bộ thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi không đi đúng phần đường quy định dành cho người đi bộ, vượt qua dải phân cách trái quy định của pháp luật, có hành vi đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn giao thông đường bộ;
– Không chấp hành hiệu lệnh của lực lượng chức năng hoặc không chấp hành chỉ dẫn của các đèn tín hiệu, không chấp hành các biển báo hiệu vào vạch kẻ đường;
– Không chấp hành hiệu lệnh và hướng dẫn của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ hoặc người kiểm soát giao thông;
– Mang vác các vật cồng kềnh gây cản trở cho quá trình tham gia giao thông đường bộ;
– Đu bám vào các phương tiện giao thông đang lưu thông.
Như vậy có thể nói, nếu như người đi bộ các quy định về an toàn giao thông đường bộ và gây ra tai nạn giao thông nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thuộc một trong các hành vi nêu trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
3. Người đi bộ gây tai nạn giao thông có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người đi bộ gây tai nạn giao thông với mức độ đặc biệt nghiêm trọng hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ căn cứ theo quy định tại Điều 260 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Chủ thể của tội phạm được quy định là người tham gia giao thông đường bộ, gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ. Trong đó, người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Hành vi khách quan của loại tội phạm này là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ – những quy định mà người tham gia giao thông phải chấp hành để tránh gây thiệt hại cho người khác, có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe hoặc về tài sản. Những quy định này có tính chất bắt buộc cho tất cả người tham gia giao thông đường bộ, trong đó có tốc độ di chuyển trên đường. Hậu quả của tội vi phạm về tham gia giao thông đường bộ được quy định có thể là:
– Hậu quả chết người;
– Hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 01 người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Hậu quả thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên;
– Hậu quả thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của hai người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61%.
Điều luật này quy định 4 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung. khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Hai khung kính và tăng nặng được quy định là phạt tù từ 3 năm đến 10 năm và 7 năm đến 15 năm. Ngoài ra, khung hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Như vậy có thể nói, người đi bộ nếu không tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường bộ mà gây ra hậu quả tai nạn nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều luật nêu trên. Đối với những vụ tai nạn giao thông có liên quan đến người đi bộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải xử lý nghiêm khắc để đảm bảo tính răn đe và tính giáo dục chung trong toàn xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.