Người dân nhặt vàng trong vụ cướp có thể phải đối diện với trách nhiệm gì? Lỡ nhặt vàng vứt ra trong vụ cướp có bị đi tù không? Người dân nhặt được vàng nên làm gì cho đúng quy định pháp luật?
Theo thông tin liên quan đến vụ cướp táo tợn tại hai tiệm vàng tại TP. Huế, vào trưa ngày 31/7/2022, có một đối tượng sử dụng súng AK bất ngờ xông vào, nổ súng chỉ thiên uy hiếp chủ tiệm vàng rồi cướp vàng, sau đó đem số vàng này vứt ra phía vỉa hè rồi đi bộ đến khu vực cầu Gia Hội. Trước cảnh tượng đó, nhiều người dân vẫn bất chấp nguy hiểm, tranh nhau tìm nhặt vàng đối tượng vứt lại. Vậy vấn đề đặt ra là người dân nhặt vàng có thể phải đối diện với những trách nhiệm gì nếu như không hoàn trả tài sản nhặt được cho các chủ tiệm vàng?
Theo quan điểm pháp lý của tác giả, trường hợp đã được yêu cầu hoàn trả lại vàng nhưng người dân nhặt được vàng cố tình không trả lại thì tùy theo mức độ hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau (tùy vào tính chất hành vi):
– Tội chiếm giữ trái phép tài sản; hoặc
– Tội tiêu chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; hoặc
– Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; hoặc
– Tội cướp giật tài sản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Trường hợp nào người dân phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản?
- 2 2. Trường hợp nào người dân phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có?
- 3 3. Trường hợp nào người dân nhặt vàng phạm tội cướp giật tài sản?
- 4 4. Trường hợp nào người dân nhặt vàng phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?
1. Trường hợp nào người dân phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản?
Căn cứ Điều 176 Bộ luật Hình sự ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóabị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”
– Xét về hành vi phạm tội:
Hành vi “chiếm giữ trái phép tài sản” là hành vi của người nhặt được, tìm được, bắt được hoặc bị giao nhầm tài sản sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó nhưng cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản.
– Xét về giá trị tài sản và hậu quả pháp lý đối với người có hành vi phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản (trường hợp người chiếm giữ tài sản chiếm giữ tài sản tới giá trị này thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự):
+ Tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
+ Tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia: bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Trong vụ việc cướp tiệm vàng, vì tài sản bị chiếm giữ trong trường hợp này không phải là “di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa” hay “bảo vật quốc gia” nên nếu người dân chiếm giữ trái phép vàng có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp giá trị vàng bị chiếm giữ trái phép dưới 10 triệu thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, cụ thể như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;”
2. Trường hợp nào người dân phạm tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có?
Trường hợp người dân nhặt vàng cố tình không trả lại sau khi đã được
“Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Trường hợp người dân chứa chấp hoặc tiêu thụ vàng trong vụ cướp tiệm vàng với giá trị trên 10 triệu đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh nêu trên. Trường hợp chứa chấp hoặc tiêu thụ vàng với giá trị vàng dưới 10 triệu thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm d), khoản 2, Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;”
3. Trường hợp nào người dân nhặt vàng phạm tội cướp giật tài sản?
Trường hợp người dân nhặt vàng mà người bị hại chạy ra yêu cầu trả lại nhưng không trả mà cố tình giật lại rồi nhanh chóng tẩu thoát thì có thể bị xem xét xử lý hình sự về tội cướp giật tài sản theo quy định tại Điều 171
“Điều 171. Tội cướp giật tài sản
1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
4. Trường hợp nào người dân nhặt vàng phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?
Công nhiên chiếm đoạt tài sản là việc người phạm tội không dùng đến vũ lực hay bất cứ thủ đoạn nào nhằm đe dọa, uy hiếp để chiếm đoạt tài sản mà thực hiện hành vi lấy, nhặt, chiếm đoạt tài sản một cách công khai trước sự chứng kiến của chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản. Như vậy, nếu như người dân nhìn thấy chủ tiệm vàng nhưng vẫn công khai lấy vàng trước mặt họ thì tùy tính chất, mức độ hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Hành hung để tẩu thoát;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;
đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”
Đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì cần xem xét giá trị tài sản chiếm đoạt, nếu trên 2.000.000 đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dưới 2.000.000 đồng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;”
Như vậy, người dân có hành vi chiếm đoạt vàng trái phép trong vụ cướp vàng tại TP. Huế có thể đối mặt với những hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Vì vậy, những người dân đã nhặt vàng trong thời điểm trên, cần khẩn trương trả lại tài sản để cơ quan chức năng phục vụ điều tra vụ cướp tiệm vàng.