Pháo hoa là gì? Người dân có được đốt pháo hoa trong dịp Tết nguyên đán không? Những loại pháo hoa mà người dân được sử dụng vào dịp Tết nguyên đán. Sử dụng pháo hoa trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
Đốt pháo hoa vào mỗi dịp Tết là quan niệm và phong tục được bắt nguồn từ Trung Quốc. Từ thời xa xưa, người dân Trung Quốc đã có quan niệm pháo nổ càng to, chùm pháo càng lan rộng, năm mới càng may mắn. Ngày nay, rất nhiều quốc gia trên khắp các châu lục và vùng lãnh thổ lựa chọn hình thức bắn pháo hoa để đón chào năm mới với hy vọng một năm mới có nhiều hạnh phúc, may mắn và vui vẻ. Tiếng pháo hoa như những tiếng vỗ tay thật lớn để chúc mừng một năm mới sang. Trước đây, tại Việt Nam việc bắn pháo hoa vào mỗi dịp Tết nguyên đán là một việc làm phổ biến trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới nhưng những năm gần đây Nhà nước đã hạn chế việc sử dụng và buôn bán pháo hoa mỗi dịp tết bởi những hệ luỵ đáng tiếc từ việc đốt pháo hoa gây ra. Ngày nay việc đốt pháo hoa phải được xin phép và chỉ được bắn thành các tụ điểm của mỗi tỉnh thành. Vậy trong dịp Tết nguyên đán tới đây, người dân có được phép đốt pháo hoa không? Việc xin cấp phép đốt pháo hoa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
–
– Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo;
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình
Mục lục bài viết
- 1 1. Pháo hoa là gì?
- 2 2. Người dân có được đốt pháo hoa trong dịp Tết nguyên đán không?
- 3 3. Những loại pháo hoa mà người dân được sử dụng vào dịp Tết nguyên đán:
- 4 4. Sử dụng pháo hoa trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
1. Pháo hoa là gì?
Theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6172:1996 thì pháo hoa được quy định là loại pháo khí đốt sẽ phóng hoặc/ và phun ra những chùm tia lửa hoặc những hình dạng quả cầu lửa với một hoặc nhiều màu sắc sặc sỡ, không phát ra tiếng nổ, không hoặc có kèm theo âm thanh khi sử dụng.
Bên cạnh đó, tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP cũng nêu ra định nghĩa về pháo hoa. Theo đó, pháo hoa được quy định là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
2. Người dân có được đốt pháo hoa trong dịp Tết nguyên đán không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng pháo hoa thì cá nhân, cơ quan hay tổ chức có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp pháp luật cho phép như: dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, khai trương, tổ chức hội nghị, trong những ngày kỷ niệm và được sử dụng trong các hoạt động văn hoá, nghệ thuật.
Tuy nhiên, cá nhân, tổ chức hay cơ quan chỉ được phép sử dụng pháo hoa khi pháo hoa đó được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được Nhà nước cấp phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Bên cạnh đó, việc sử dụng pháo hoa phải được đăng ký và được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, theo quy định trên, người dân được phép sử dụng pháo hoa trong dịp Tết nguyên đán nhưng phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố sau đây:
– Thứ nhất, cá nhân hay cơ quan, tổ chức chỉ sử dụng pháo hoa trong các trường hợp được quy định tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP nêu trên như : dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới, hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Theo quy định tại Điều 11 Nghị định này, các trường hợp được tổ chức bắn pháo hoa gồm: Tết nguyên đán, Giỗ tổ Hùng Vương, lễ Quốc khánh, ngày kỷ niệm Chiến thắng 30/4, kỷ niệm giải phóng đất nước, ngày kỷ niệm thành lập tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương…và một số trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Tuyệt đối, cá nhân hay cơ quan, tổ chức không sử dụng pháo hoa vào các mục đích khác. Lưu ý nếu sử dụng ở nơi công cộng mà gây ảnh hưởng tới an ninh, trật tự thì có thể bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính về hành vi “gây rối trật tự công cộng”;
– Thứ hai, cá nhân trực tiếp sử dụng pháo hoa phải có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của
– Thứ ba, cá nhân hay cơ quan, tổ chức chỉ được phép sử dụng pháo hoa được mua tại các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đã được cấp phép kinh doanh pháo hoa. Trường hợp mua, sử dụng pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được phép kinh doanh thì sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
3. Những loại pháo hoa mà người dân được sử dụng vào dịp Tết nguyên đán:
Căn cứ theo Quyết định số 1044/QĐ-HC21 của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoá chất 21 (Nhà máy Z121) được nhà nước cấp phép và giao cho sản xuất, cung ứng pháo hoa thì các loại pháo hoa được phép sử dụng bao gồm:
– Ống phun nước bạc ngoài trời;
– Ống phun hoa lửa cầm tay;
– Ống phun nước bạc trong nhà;
– Thác nước bạc;
– Cây hoa lửa;
– Cánh hoa xoay;
– Pháo hoa con sò đổi màu;
– Giàn phun viên.
Trước đây Nhà máy Z121 có sản phẩm pháo hoa Giàn phun hoa nhưng hiện nay nhà máy đã có
Ngoài những loại pháo hoa do Nhà máy Z121 sản xuất được nêu trên thì cá nhân, cơ quan hay tổ chức sử dụng pháo hoa khác thì sẽ bị xử phạt vi phạm pháp luật về hành vi sử dụng pháo hoa trái phép.
4. Sử dụng pháo hoa trái phép sẽ bị xử lý như thế nào?
Tuỳ vào mức độ vi phạm và khối lượng pháo hoa sử dụng trái phép mà cá nhân, cơ quan hay tổ chức sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sư. Cụ thể các trường hợp như sau:
4.1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng pháo hoa trái phép:
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP thì đối với hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền vi phạm hành chính thì cá nhân, cơ quan hay tổ chức sử dụng pháo hoa trái phép sẽ bị tịch thu số lượng pháo hoa được dùng cho hành vi vi phạm pháp luật.
4.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng pháo hoa trái phép:
4.2.1. Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ:
Trong trường hợp lượng pháo hoa sử dụng trái phép là số lượng lớn đủ căn cứ để cấu thành tội phạm thì cá nhân, cơ quan hay tổ chức sử dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo quy định tại Điều 305
– Đối với hành vi sử dụng trái phép vật liệu nổ thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
– Đối với hành vi sử dụng trái phép vật liệu nổ từ 10 kg đến dưới 30 kg thì sẽ bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm;
– Đối với hành vi sử dụng trái phép vật liệu nổ từ 30kg đến dưới dưới 100kg thì sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;
– Đối với hành vi sử dụng trái phép vật liệu nổ từ 100 kg trở lên thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc bị tù chung thân.
Ngoài ra người phạm tội sử dụng trái phép chất nổ thì còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng và bị phạt quản chế hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
4.2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng:
Việc sử dụng pháo hoa trái phép sẽ gây ra tiếng ồn, làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc đã bị kết án về Tội gây rối trật tự công cộng này mà chưa được xoá án tích nhưng vẫn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.