Hiện nay, việc người dân quay video Cảnh sát giao thông diễn ra khá phổ biến. Vậy người dân có quyền quay video cảnh sát giao thông không? Dưới đây là bài phân tích làm rõ.
Mục lục bài viết
1. Người dân có quyền quay video Cảnh sát giao thông không?
Cảnh sát giao thông là nhân viên cảnh sát điều khiển giao thông hoặc phục vụ trong một đơn vị kiểm soát giao thông hoặc đường bộ thực thi các quy tắc của đường. Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông là điều phối hoạt động tham gia giao thông của người dân; bảo đảm hoạt động giao thông được diễn ra an toàn, trật tự.
Khi tham gia giao thông, công dân ngoài việc tuân thủ luật lệ giao thông, còn phải tuân thủ theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cảnh sát giao thông, nhằm giúp cho hoạt động giao thông diễn ra khách quan, trật tự. Thực tế, khi người tham gia giao thông vi phạm luật lệ giao thông, cảnh sát giao thông có quyền xử lý bằng việc lập biên bản xử phạt hành chính. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp người dân không đồng tình với kết luận xử phạt mà phía bên Cảnh sát giao thông đưa ra. Do đó, khi bị xử phạt, người dân thường quay video. Một câu hỏi được đặt ra là người dân có quyền quay video Cảnh sát giao thông không?
– Khoản 1 Điều 21 Luật hiến pháp 2013 quy định rõ, mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Tức mọi công dân đều có quyền được đảm bảo bí mật và quyền riêng tư, không ai được phép xâm phạm quyền riêng tư của họ.
– Cùng với đó, khoản 5 điều 3 Luật công an nhân dân năm 2014 quy định mọi hoạt động của Công an nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Theo quy định tại Khoản điều này, hoạt động của Công an nhân dân nằm dưới sự giám sát của Nhân dân. Tức người dân có quyền giám sát hoạt động của các chủ thể này. Cùng với đó, xét vào tính chất và thực tiễn nghề nghiệp, Công an nhân dân chịu trách nhiệm duy trì, bảo vệ lợi ích của Nhân dân. Nghĩa là hoạt động của họ mang tính chất công khai, vì mục đích cộng đồng, không phải riêng tư, bí mật cá nhân.
Như vậy, việc người dân quay video hoạt động của Cảnh sát giao thông là ghi lại quá trình làm việc của họ, không phải xâm phạm đời sống riêng tư hay bí mật cá nhân. Hay nói cách khác, việc quay video đối với cảnh sát thông thông ở đây là khi các chủ thể này đang làm nhiệm vụ không phải là ghi hình ảnh riêng tư của cá nhân mà là ghi hình ảnh công vụ của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước tại nơi công cộng, và việc đó hoàn toàn có thể coi là một loại hình thức giám sát. Cùng với đó, việc quay video này không ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của Cảnh sát giao thông, mà chỉ là ghi lại quá trình hoạt động nên sẽ không bị cấm. Vậy nên, có thể khẳng định, người dân được phép quay video đối với cảnh sát giao thông.
Việc người dân quay video đối với cảnh sát giao thông nhằm các mục đích sau đây:
– Đây là phương thức để người dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của Cảnh sát giao thông.
– Thông qua việc quay video, người dân sẽ ghi lại quá trình làm việc của Cảnh sát giao thông. Nếu phát hiện sai phạm, sẽ dễ dàng khiếu nại lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xử lý.
– Việc quay video của người dân giúp Cảnh sát giao thông làm việc một cách khách quan, trung thực và nghiêm túc hơn. Đây cũng được xem là một trong những cách thực hạn chế đến mức tối đa những sai phạm có thể xảy ra liên quan đến việc duy trì và quản lý trật tự an toàn giao thông.
– Về phương diện chủ quan, việc người dân quay video đối với cảnh sát giao thông giúp người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Các hình thức giám sát của người dân đối với Cảnh sát giao thông:
Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về các hình thức giám sát của nhân dân. Theo đó, có 5 hình thức giám sát của nhân dân đối với lực lượng Công an nhân dân như sau:
– Người dân thông qua các thông tin công khai của Công an nhân dân và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
– Công dân thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
– Công dân thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ.
– Công dân thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
– Người dân thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp nhưng phải đảm bảo một số điều kiện nhất định.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, người dân có thể thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông. Vậy nên, việc người dân quay video đối với Cảnh sát giao thông là một trong những hình thức giám sát theo quy định của Nhà nước và pháp luật.
Tuy nhiên, khi tiến hành quay video đối với cảnh sát giao thông, Cảnh sát giao thông cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA, bao gồm:
– Việc quay video của người dân không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ khi đang thực thi nhiệm vụ.
– Người dân chỉ được quay video đối với Cảnh sát giao thông ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
– Ngoài ra, khi tiến hành quay video đối với cảnh sát giao thông, người dân phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan. Hay nói cách khác, việc quay video của người dân không được gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các cá nhân khác; không gây rối trật tự công cộng.
Như vậy, từ những phân tích ở trên, có thể thấy, Nhà nước hoàn toàn cho phép người dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của Cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định rõ, quyền giám sát của người dân chỉ được thực hiện trong những khuôn khổ nhất định, không được vượt quá giới hạn, gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân liên quan khác. Quay video là một trong những hình thức giám sát của Nhân dân. Pháp luật và Nhà nước cho phép quyền giám sát này. Song song với các hình thức giám sát khác, quay video giúp người dân bảo vệ quyền lợi của mình, đảm bảo tính khách quan trong công tác hoạt động của Cảnh sát giao thông. Đặc biệt, quyền giám sát, quay video Cảnh sát giao thông được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của họ.
3. Người dân cần làm gì khi bị ngăn cản quyền giám sát hoạt động của Cảnh sát giao thông?
Như đã phân tích ở trên, giám sát hoạt động của Cảnh sát giao thông là quyền lợi của người dân. Thông qua hoạt động giám sát này, người dân vừa thực hiện quyền công dân của mình; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân; giúp công tác hoạt động của Cảnh sát giao thông diễn ra khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều trường hợp khi người dân muốn quay video đối với quá trình làm việc của Cảnh sát giao thông nhưng bị ngăn cấm. Giám sát là quyền của công dân. Nếu hoạt động giám sát của công dân không gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông; không gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp liên quan của các cá nhân khác, thì Cảnh sát giao thông không được quyền cấm cản.
Khi quay video hoạt động của Cảnh sát giao thông mà bị cấm thì công dân có quyền khiếu nại lên phía cơ quan chức năng có thẩm quyền. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7
Có thể thấy, Nhà nước luôn chú trọng quản lý nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Quy định của Nhà nước giúp người dân bảo đảm quyền công dân của mình một cách toàn diện nhất. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để tạo nên tính khách quan, trung thực, toàn diện trong quá trình làm việc, quản lý của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật Công an nhân dân 2014;
Thông tư 67/2019/TT-BCA quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông