Người đại diện theo ủy quyền của đương sự. Quy định về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giai dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Theo quy định này thì người đại diện luôn nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giai dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
2. Luật sư tư vấn:
Khoản 3 Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong “Bộ luật dân sự 2015” là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và ngưười được đại diện. Đại diện theo ủy quyền có các loại: đại diện theo ủy quyền của cá nhân và đại diện theo ủy quyền của pháp nhân, gia đình, tổ hợp tác. Người đại diện theo ủy quyền là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự ủy quyền của đương sự. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình không trực tiếp tham gia tố tụng mà ủy quyền cho luật sự hoặc người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền cũng là người đại diện theo ủy quyền. Khác với hai loại đại diện trên, đương sự được đại diện là người có năng lực hành vi tố tụng nên người đại diện theo uỷ quyền chỉ được tham gia tố tụng khi được đương sự ủy quyền thay mặt họ trong tố tụng dân sự. Đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng trong các loại việc nhưng đối với việc ly hôn thì đương sự không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng. Đương sự có thể ủy quyền cho bất kỳ người nào có năng lực hành vi tố tụng đại diện tham giat tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Tuy nhiên, để bảo đảm việc giải quyết vụ việc khách quan thì đối với những người không được làm đại diện theo pháp luật của đương sự và những người là cán bộ, công chức trong ngành
>>> Luật sư
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện được quy định tại Điều 74 Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Theo đó, tùy vào tính chất tham gia tố tụng trong từng trường hợp cụ thể mà người đại diện của đương sự có các quyền và nghĩa vụ nhất định. Đối với người đại diện theo pháp luật và người đại diện do tòa án chỉ định được thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự mà họ đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự. Đối với người đại diện theo ủy quyền của đương sự thì chỉ thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong phạm vi ủy quyền. Trong những điều kiện, hoàn cảnh của đương sự thay đổi thì quan hệ đại diện cũng chấm dứt. Tùy thuộc vào mỗi loại đại diện, đương sự được đại diện mà căn cứ chấm dứt mỗi loại đại diện khác nhau. Việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự và hậu quả của việc chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định tại các Điều 77; 78 và các Điều 147, 148 Bộ luật tố tụng dân sư 2004.