Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh theo quy định Luật doanh nghiệp 2014. Điều kiện và các quy định về tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh?
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc thành lập một công ty hay doanh nghiệp mới với nhiều hình thức khác nhau diễn ra rất phổ biết. Việc thành lập một công ty hay doanh nghiệp mới theo
Mục lục bài viết
1. Căn cứ pháp lý
2. Những điểm khái quát về công ty hợp danh
Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp loại hình doanh nghiệp này hiện nay không quá phổ biến tại thị trường doanh nghiệp Việt Nam ngày nay. Theo pháp luật doanh nghiệp hiện tại,
1. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
c) Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
2. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Luật Doanh nghiệp không đưa ra một định nghĩa khái quát, mà mô tả công ty hợp danh qua các đặc điểm đặc trưng đó là công ty hợp danh. Công ty hợp danh là một doanh nghiệp mà trong bộ phận nhân sự phải có ít nhất hai thành viên chủ sở hữu chung của công ty, hai thành viên đó cùng nhau hợp tác kinh doanh dưới một hình thức được gọi chung là thành viên hợp danh.
Bên cạnh đó, các thành viên hợp danh có thể bao gồm thành viên góp vốn nhưng không cần sự tham gia và quản lý của công ty, cũng không cần quản lý các hoạt động kinh doanh nhân danh của công ty đó. Có thể thấy thành viên hợp danh là thành viên nòng cốt của công ty, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình có nghĩa là thành viên hợp danh phải cùng liên đới chịu trách nhiệm mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
– Thành viên còn lại là thành viên góp vốn, thành viên góp vốn có thể và cá nhân cũng có thể là tổ chức, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
3. Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh
Người đại diện theo pháp luật là người mà công ty đăng ký với vị trí là “người đại diện theo pháp luật” thể hiện trong Giấy đăng ký doanh nghiệp được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép để đại diện cho một cá nhân, tổ chức nào đó thục hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính vì lợi ích của doanh nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Với tính chất là một loại hình doanh nghiệp mang tính chất đối nhân, công ty hợp danh ít chịu sự ràng buộc của pháp luật. Việc tổ chức quản lý công ty có thể do các thành viên thỏa thuận và ghi vào điều lệ công ty. Tuy nhiên chỉ có thành viên hợp danh là có quyền quản lý và điều hành công ty, còn thành viên góp vốn không có quyền quản lý công ty.
Trong công ty hợp danh, Hội đông thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty. Thành phần Hội đồng thành viên là tất cả các thành viên trong công ty bao gồm cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời người này sẽ kiêm luôn vị trí giám đốc hay tổng giám đốc của công ty nếu điều lệ công ty không có quy định khác.
Việc họp hội đồng thành viên thường do chủ tịch Hội đồng thành viên triệu tập theo ý của người này hoặc theo đề nghị của thành viên hợp danh khác trong công ty. Tuy nhiên trong các trường hợp chủ tịch hội đồng thành viên không triệu tập cuộc họp theo đề nghị của thành viên hợp danh khác thì thành viên hợp danh đã đề nghị có quyền tự triệu tập cuộc họp mà không không cần chủ tịch hội đồng thành viên triệu tập.
Hội đồng thành viên có quyền quyết định mọi vấn đề của công ty. Nếu điều lệ công ty không có quy định khác thì theo quy định của pháp luật, để thông qua những vấn đề quy định tại khoản 3 Điều 182 Luật doanh nghiệp 2020 thì cần ít nhất ¾ số thành viên hợp danh thông qua. Nếu điều lệ công ty không quy định thì mỗi thành viên có một phiếu biểu quyết các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình.
Các hành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật cho công ty hợp danh và tổ chức hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Các thành viên hợp danh phân công nhau vị trí quản lý và kiểm soát công ty. Khi có nhiều thành viên cùng tham gia hoạt động kinh doanh thì các vấn đề cần quyết định sẽ được thông qua theo nguyên tắc đa số.
Chủ tịch hội đồng thành viên có nhiệm vụ tổ chức điều hành, quản lý công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Đồng thời chủ tịch hội đồng thành viên cũng là người đại diện cho công ty tham gia các quan hệ với nhà nước. Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Điều 13 Luật doanh nghiệp 2020:
– Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
– Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
– Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.
Luật sư
Ngoài ra, công ty hợp danh cũng phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.”
Như vậy, đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là tất cả các thành viên hợp danh của công ty. Họ được pháp luật quy định quyền đối nhân trong công ty hợp danh để tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào quy định của Luật doanh nghiệp 2020. thì công ty hợp danh là loại ví dụ điển hình cho mô hình công ty đối nhân: Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh (Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa của công ty); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn ( Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty).Từ những đặc điểm cơ bản trên công ty hợp danh có một số ưu điểm và nhược điểm sau:
Thứ nhất, về ưu điểm của công ty hợp danh.
– Công ty hợp danh còn được gọi là loại hình công ty đối nhân. Công ty có thể sử dụng kết hợp uy tín các nhân của nhiều người để xây dựng hình ảnh thương hiệu cho công ty.
– Các thành viên hợp danh sẽ chịu trách nhiệm liên đới vô hạn nên các công ty hợp danh dễ dàng tạo dựng được sự tin cậy cho các đối tác kinh doanh.
– Số lượng thành viên không nhiều, là những cá nhân uy tín và có sự tin tưởng nên việc điều hành không bị phức tạp.
– Công ty hợp danh ít chịu ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh của Pháp luật.-
– Chiếm được lợi thế khi hoạt động trong các ngành nghề chỉ loại hình hợp danh mới được đăng kí.
Thứ hai, về nhược điểm
– Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao.
– Tuy có tư cách pháp nhân nhưng công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào. Do đó, việc huy động vốn của công ty sẽ bị hạn chế. Các thành viên sẽ tự bỏ thêm tài sản của mình hoặc tiếp nhận thêm thành viên mới.
– Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh từ những cam kết của công ty trước khi thành viên đó rút khỏi công ty.
– Loại hình công ty hợp danh được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 nhưng trên thực tế loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến.
Từ những ưu điểm và nhược điểm các cá nhân có thể cân nhắc việc có nên thành lập công ty hợp danh hay không, điều này hoàn toàn phục thuộc vào mục đích mà các cá nhân bạn hướng tới.