Có phải chia thừa kế cho người đã chết không? Quy định về chia thừa kế khi người hưởng di sản mất? Chia thừa kế khi bố và con chết cùng thời điểm? Chia thừa kế trong trường hợp có người thế vị?
Di sản thừa kế được hiểu một cách đơn giản là tài sản của người đã qua đời để lại và sẽ được tiến hành chuyển dịch sang cho người hiện đang còn sống. Việc chia di sản của người đã qua đời được thực hiện dựa trên 2 căn cứ đó là theo di chúc của người đã qua đời để lại hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trong các vấn đề liên quan đến việc chia di sản thừa kế như: những người nào thì thuộc diện nhận di sản thừa kế, người quản lý di sản thừa kế là ai, có những trách nhiệm gì và nghĩa vụ gì, thời hiệu thừa kế tính từ khi nào,muốn từ chối nhận di sản thừa kế thì thực hiện ra sao? Trách nhiệm và nghĩa vụ của người quản lý di sản theo pháp luật bao gồm những gì?…..
Song song bên cạnh đó, một vấn đề đã xuất hiện trên thực tế và được rất nhiều người quan tâm, thắc mắc liên quan trực tiếp đến việc nhận di sản đó là: Trong trường hợp người nhận di sản qua đời thì người này có còn được nhận di sản thừa kế hay không? Nếu được nhận thì sẽ nhận ra sao? Nếu không được nhận thì phần si sản đó sẽ chia như thế nào?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về việc người đã chết hưởng di sản thừa kế theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật dân sự khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Như đã trình bày vấn đề ở trên, đối tượng được đề cập tới trong trường hợp người có quyền nhận di sản thừa kế ở đây là người đã chết. Vậy, các vấn đề pháp lý liên quan tới việc người đã chết trong trường hợp này bao gồm những vấn đề gì?
Thứ nhất, chúng ta cần xác định được người hưởng di sản thừa kế đã chết đó thuộc hàng thừa kế thứ mấy theo quy định của pháp luật về thừa kế tại Bộ luật dân sự 2015.
Tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về “Người thừa kế theo pháp luật” theo các hàng thừa kế:
Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng:
Vợ, chồng sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu vào thời điểm một bên chết mà quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại.
Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và
Cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó. Do vậy, cha mẹ của người con trong giá thú hoặc ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của con mình và ngược lại.
Đối với quan hệ
Quan hệ thừa kế giữa ông bà và con cháu
Để xác định hàng thừa kế thứ hai cần làm rõ các khái niệm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và anh chị em ruột.
Cụ thể ông nội, bà nội là người đã sinh ra cha của một người; ông ngoại, bà ngoại là người đã sinh ra mẹ của người đó. Anh, chị, em ruột là những người có cùng ít nhất cha hoặc mẹ. Quan hệ này chỉ được xác định trên quan hệ huyết thống.
Quan hệ thừa kế giữa cụ cháu và cô dì chú bác ruột
Cụ nội là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nôi của một người. Tương tự cụ ngoại là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó.
Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của một người là những anh, chị, em ruột của bố đẻ hoặc mẹ đẻ của người đó.
Từ việc xác định rõ các khái niệm trên việc xác định hàng thừa kế sẽ trở lên rõ ràng, đơn giản.
Luật sư
Việc xác định người đã chết thuộc diện hàng thừa kế thứ mấy có tầm vai trò quan trọng trong việc chia di sản mà người để lại di sản để lại. Vì vấn đề này liên quan trực tiếp đến việc người đã chết sẽ được hưởng bao nhiêu phần của di sản đó. Cũng như là để đảm bảo sự công bằng nhất cho những người thuộc diện thừa kế.
Ví dụ:
Thứ hai, về thời điểm người hưởng di sản chết:
Trong vấn đề này ta chia làm 2 trường hợp.
Trường hợp người hưởng di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản .
Trong trường hợp này thì con của người hưởng di sản sẽ được hưởng toàn phần di sản mà người để lại di sản để lại cho người hưởng di sản đã chết.
Điều này được ghi nhận tại Điều 652 về Thừa kế thế vị của Bộ luật dân sự 2015
Ví dụ: A và B có quan hệ là bố con, A sau khi chết có để lại di sản của mình cho B, nhưng B lại chết cùng hoặc chết trước thời điểm với A. Như vậy, trong trường hợp này con của B sẽ là người được hưởng phần di sản mà A để lại cho bố hay mẹ mình tức là B.
Trường hợp người hưởng di sản chết sau thời điểm người để lại di sản chết
Trong trường hợp này sẽ xảy ra 2 vấn đề cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, nếu người được hưởng di sản đó sau khi mất đi mà để lại di chúc, trong di chúc có quy định cụ thể về việc chia phần di sản này cho những ai, bao nhiêu phần thì sẽ căn cứ vào di chúc mà người hưởng phần di sản để lại để chia phần di sản này cho những người được hưởng theo các điềun khoản quy định trong di chúc.
+ Thứ hai, nếu người được hưởng di sản đó sau khi mất mà không để lại di chúc quy định về việc chia di sản ra sao? Chia cho những ai? Thì việc chia phần di sản này sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật về thừa kế theo Bộ luật dân sự 2015 để tiến hành chia phần di sản. Các thủ tục cũng như quy tắc phân chia đều tuân theo quy định của pháp luật về chia di sản thừa kế.
Một vấn đề khác nữa đặt ra trong trường hợp này là vậy nếu người đã mất mà được nhận di sản đó có con riêng hay con nuôi thì sẽ phân chia ra sao? Những người này liệu có được hưởng phần di sản này hay không? Nếu được hưởng thì sẽ hưởng bao nhiêu phần của di sản đó?
Trong trường hợp người đã chết có con riêng của vợ hoặc chồng hay con nuôi thì theo pháp luật quy định nếu giữa họ có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng,phụng dưỡng, phục vụ như cha con, mẹ con thì người con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng này sẽ được nhận thừa kế di sản khi cha nuôi, mẹ nuôi mất đi.
Vấn đề này được pháp luật quy định cụ thể tại Điều 654 của Bộ luật dân sự 2015.
Như vậy, đối với vấn đề người đã chết có được nhận di sản hay không chúng ta không thể khẳng định ngay lập tức rằng người đã chết có thể nhận di sản thừa kế hay không? Mà phải căn cứ vào các điều khoản, các quy định cụ thể của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể để xác định người được nhận thừa kế bao gồm những ai? Được hưởng bao nhiêu phần? Thuộc vào hàng thừa kế thứ mấy? Để việc phân chia di sản thừa kế được tiến hành rõ ràng nhất và công bằng nhất giữa những người được hưởng phần di sản đó đảm bảo tính công minh của luật pháp cũng như công bằng giữa những người được hưởng di sản.
Trên đây những phân tích cụ thể nhất, cũng như các quy tắc về việc phân chia di sản khi người nhận di sản chết dựa trên các căn cứ quy định pháp luật về thừa kế được quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Hi vọng rằng bài viết trên đây của Luật Dương Gia có thể đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc về việc thừa kế nói chung cũng như về việc phân chia di sản khi người hưởng di sản chết nói riêng.
Mục lục bài viết
1. Có phải chia thừa kế cho người đã chết không?
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi có ba anh em. Bố tôi đã mất năm 2008 nhưng không để lại di chúc. Bố mẹ tôi xây dựng ngôi nhà từ cách đây 30 năm. Đứa em thứ hai của gia đình tôi lấy vợ, có ba người con, tuy nhiên năm 2010 đã mất vì tai nạn giao thông. Hiện nay, em dâu đến nhà yêu cầu mẹ tôi phải ký giấy di chúc để chia phần di sản của chồng. Xin công ty cho tôi hỏi yêu cầu của cô em dâu có được châp nhận không? Có trái quy định của pháp luật?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, ngôi nhà là do bố mẹ bạn cùng tạo dựng nên trong thời kỳ hôn nhân, vì vậy căn nhà này là tài sản chung của bố mẹ bạn. Theo quy định của pháp Luật Hôn nhân gia đình, về nguyên tắc khi chia tài sản chung của vợ chồng, tài sản chung sẽ được chia đôi. Do bố bạn đã mất năm 2008 mà không có di chúc nên di sản thừa kế của bố bạn (nửa ngôi nhà) sẽ được chia theo quy định của pháp luật, tức là chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: ba anh em của bạn, mẹ bạn, ông bà nội của bạn (nếu còn sống).
Do người em đó mất sau thời điểm bố bạn mất nên phần tài sản mà em bạn đáng lẽ được hưởng sẽ được chia đều cho ba người con và vợ của em bạn.
Thứ hai, riêng phần nửa ngôi nhà còn lại thuộc tài sản riêng của mẹ bạn. Theo điều 646 “Bộ luật dân sự 2015” thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Vì vậy việc có lập di chúc hay không là hoàn toàn thuộc quyền quyết định của mẹ bạn, không ai có quyền cưỡng ép, đe dọa, điều khiển hay đòi hỏi về việc lập di chúc của mẹ bạn.
Cô em dâu sẽ không có quyền đòi mẹ bạn chia di sản nửa ngôi nhà còn lại do mẹ bạn sở hữu.
2. Quy định về chia thừa kế khi người hưởng di sản mất
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, Tôi muốn hỏi vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi.Tôi ở Hải Phòng. Ông bà ngoại tôi có bốn người con: 2 bác tôi, mẹ tôi và cậu tôi. Ông bà có một căn nhà. Bà ngoại tôi mất năm 2001, mẹ tôi mất năm 2002. Hiện giờ còn lại ông ngoại, 2 bác, cậu tôi. Nếu bây giờ phân chia di sản, thì chúng tôi là cháu ngoại có được hưởng phần di sản mà nhẽ ra mẹ tôi được hưởng hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 1, điều 675, Bộ luật dân sự, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Cụ thể, khoản 1, điều 676 Bộ luật dân sự quy định những người thừa kế theo pháp luật hàng thứ nhất gồm có: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Như vậy, nếu bà ngoại của bạn mất không có di chúc thì mẹ bạn được thừa kế theo pháp luật phần nhà thuộc sở hữu của bà ngoại bạn (về nguyên tắc là một nửa trị giá nhà) trong căn nhà thuộc sở hữu của bà ngoại bạn. Năm 2002 mẹ bạn mất mà chưa nhận được phần di sản này thì những người thừa kế hàng thứ nhất của mẹ bạn (gồm có cha và các anh em của bạn) được thừa hưởng phần di sản mà lẽ ra mẹ bạn được hưởng nếu còn sống.
Cũng xin lưu ý thêm, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02 ngày 10-8-2004 của Hội đồng thẩm phán
3. Chia thừa kế khi bố và con chết cùng thời điểm
Tóm tắt câu hỏi:
Bố mẹ tôi có 2 con là tôi và em gái tôi. Em gái tôi lấy chồng năm 2000 và có được 2 cháu trai. Vừa rồi, bố và em gái tôi về quê ăn giỗ gặp tai nạn giao thông và tử nạn trên đường về. Bố mẹ tôi có có chung một căn nhà ở ngoại ô TP. HCM 300m2 . Tuy nhiên, sau tai nạn, chú tôi đến đưa ra bản di chúc của bố tôi, trong di chúc, bố tôi nối truất quyền thừa kế của mẹ tôi và chia cho 2 anh em mỗi người 1/2 của căn nhà. Như vậy có hợp lý cho mẹ tôi không? Và phần thừa của em gái tôi thì làm thế nào? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, chúng tôi có thể tóm gọn như sau:
– Người để lại di sản thừa kế: Bố và em gái bạn.
– Di sản thừa kế: 1/2 căn nhà (150m2 ) là di sản của bố bạn.
– Hàng thừa kế: Mẹ bạn, bạn và 2 người con trai của em gái bạn. Bạn không nói rõ ông bà nội của bạn còn hay đã mất (Nên tôi coi như họ không còn)
– Người mất có để lại di chúc: truất quyền thừa kế của vợ.
Giải quyết trường hợp của bạn như sau:
Do căn nhà là tài sản chung của bố mẹ bạn, nên trong đó chỉ có 1/2 căn nhà là tài sản của mẹ bạn, 1/2 còn lại là của bố bạn và trở thành di sản thừa kế khi bố bạn mất đi.
Thứ nhất, về quyền thừa kế của mẹ bạn:
Điều 672 “Bộ luật dân sự 2015” Quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, theo đó:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối hưởng di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 645 hoặc khoản 1 Điều 646 của Bộ luật này:
“Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
Theo đó, phần di chúc định đoạt phần thừa kế của mẹ bạn sẽ bị vô hiệu (Vô hiệu 1 phần di chúc). Như vậy, nếu như mẹ bạn không từ chối hưởng di sản thừa kế hoặc thuộc đối tượng không có quyền hưởng di sản theo Điều 645, 646 Bộ luật dân sự thì mẹ bạn vẫn có quyền được hưởng 2/3 của một suất thừa kế, cụ thể như sau:
1 suất thừa kế của bạn là: 150 : 3 = 50m2
Và mẹ bạn sẽ được hưởng tối thiểu là 2/3 của 50m2 căn nhà đó. Và, mẹ bạn có quyền khiếu kiện để được hưởng quyền lợi của mình.
Thứ hai, về phần thừa kế của em gái bạn
Điều 677. Thừa kế thế vị
“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Theo đó, phần di sản em gái bạn được hưởng sẽ dành cho 2 con của chị ấy (cháu trai bạn) hưởng. Cụ thể:
Phần mẹ bạn được hưởng: 2/3 x 50 = 33m2
Phần di sản của bạn được hưởng: (150 – 33) : 2 = 58,5m2
Phần di sản của 2 cháu trai bạn = phần di sản của bạn chia đôi.
4. Chia thừa kế trong trường hợp có người thế vị
Tóm tắt câu hỏi:
Bà ngoại tôi có 03 người con: 02 gái và 01 trai. Mẹ đẻ tôi mất lúc tôi còn bé nên tôi ở với bà từ năm 1993 đến 2011 bà tôi mất. năm 2007 bà có tặng cho tôi 500 mét đất đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng nay bà con gái còn lại của bà tôi và ông cậu đòi chia đất của tôi. Trong khi cậu tôi đã được cụ cho 700 mét, cô con gái kia được cho 100 triệu đồng và 06 chỉ vàng. vây tôi xin hỏi nếu bà con gái kia kiện tôi thì tôi thì đất của tôi có phải chia không?
Luật sư tư vấn:
Do bạn không nói rõ, bà ngoại đã tặng cho bạn 500m2 đất đã được cấp GCNQSDĐ có nghĩa là bà đã sang tên cho bạn đứng tên hay mảnh đất đó của bà đã được cấp GCNQSDĐ? Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn theo 2 trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: mảnh đất bà ngoại cho bạn đã được sang tên và bạn đang đứng tên trên giấy CNQSDĐ:
Trong trường hợp này, căn cứ theo những quy định của “Bộ luật dân sự năm 2015” có liên quan về tặng cho tài sản thì 500m2 đất đó đã thuộc quyền sở hữu của bạn. Do đó, dì hoặc cậu của bạn có kiện cũng không ảnh hưởng đến quyền sở hữu tài sản của bạn, tức là mảnh đất của bạn không thể bị đem ra chia lại.
Trường hợp hai: Mảnh đất bà ngoại cho bạn vẫn do bà bạn đứng tên trên giấy CNQSDĐ:
Trong trường hợp này, nếu người dì của bạn khởi kiện ra tòa, bạn cần phải có căn cứ chứng minh rằng bà bạn đã cho bạn mảnh đất đó từ năm 2007. Pháp luật dân sự quy định về hợp đồng tặng cho bất động sản như sau:
Điều 467. Tặng cho bất động sản
“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.
Theo quy định nêu trên, bạn cần phải chứng minh việc được bà ngoại cho 500m2 đất bằng văn bản tặng cho bất động sản mà bà bạn đã lập và đã công chứng hoặc chứng thực và có sự chuyển giao tài sản trên thực tế.
Trong trường hợp, việc cho bạn mảnh đất chỉ được bà bạn nói ra trước mặt mọi người mà không lập thành văn bản, công chứng, chứng thực hoặc đăng ký thì bạn chưa được quyền sở hữu mảnh đất đó. Nếu dì, hoặc cậu của bạn khởi kiện ra tòa, trường hợp này, Tòa sẽ xử lý theo pháp luật về thừa kế. Do bạn không nói rõ bà bạn mất đi có để lại di chúc hay không. Tôi sẽ chia làm 02 trường hợp để, cụ thể:
– Nếu bà bạn mất đi có để lại di chúc và bản di chúc đó hợp pháp (Điều 646 đến Điều 662 Bộ luật Dân sự về thế nào là di chúc và di chúc hợp pháp) trong di chúc đó có kể đến việc để lại cho bạn 500m2 đất thì bạn là người được hưởng quyền thừa kế mảnh đất này và không thể bị tranh chấp. Bạn nên làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất để đảm bảo cho bạn được hưởng trọn vẹn quyền của người chủ mảnh đất này.
– Nếu bà bạn mất đi, không để lại di chúc hoặc có nhưng di chúc không hợp pháp. Trong trường hợp này sẽ chia thừa kế theo pháp luật.
Vấn đề đặt ra: Tài sản thừa kế bao gồm những tài sản nào? Những ai là người được thừa kế?
Khối tài sản thừa kế do bà bạn để lại bao gồm toàn bộ khối tài sản mà bà bạn nắm quyền sở hữu, chưa chuyển quyền cho ai trước khi bà bạn mất. Như bạn cho biết, bà bạn, cho bạn 500m2 đất, cậu bạn 700m2 đất và chuyển giao cho dì bạn 100 triệu và 06 chỉ vàng thì khối tài sản còn lại của bà bạn là mảnh đất 500m2 và 700m2.
Lúc này sẽ xác định diện được hưởng thừa kế theo pháp luật. Về vấn đề này, Điều 676 và 677 “Bộ luật dân sự 2015” quy định như sau:
Luật sư
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
“a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;………”
Như vậy, theo điểm a, khoản 1 Điều 676 thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà bạn là: dì bạn, cậu bạn và mẹ bạn (ông ngoại bạn và con nuôi của bà bạn nếu có và còn sống vào thời điểm mở thừa kế). Tuy nhiên, do mẹ bạn đã mất nên bạn sẽ được hưởng quyền thừa kế thế vị của mẹ bạn theo Điều 677 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
Điều 677. Thừa kế thế vị
“Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Theo những căn cứ ở trên, nếu chia theo pháp luật thì những người sau đây sẽ được hưởng thừa kế: Dì bạn, cậu bạn và bạn. Mỗi người sẽ được chia một phần bằng nhau trong khôi tài sản của bà ngoại bạn để lại.