Việc các bên thiết lập các giao dịch dân sự, tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội để nhằm mục đích thỏa mãn như cầu trong cuộc sống là rất phổ biến. Đối vơi một tổ chức có đầy đủ các điều kiện của pháp nhân nếu như người của pháp nhân có hành vi gây ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại là của ai?
Mục lục bài viết
1. Người của pháp nhân là gì?
Pháp nhân được quy định tại điều 74
Thuật ngữ “Người của pháp nhân” không được Bộ luật dân sự quy định một cách rõ ràng về khái niệm, nhưng dựa trên những định nghĩa về pháp nhân được nêu ở trên và dựa theo quy định tại Điều 597 về Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì thuật ngữ người pháp nhân được hiểu là bất cứ thành viên nào của pháp nhân. Như vậy người của pháp nhân dựa theo quy định của pháp luật hiện hành thì được xác định không chỉ bao gồm các thành viên chính thức góp vốn của pháp nhân mà còn bao gồm những người làm việc cho pháp nhân theo
Chính vì vậy mà, người thực hiện các hoạt động của pháp nhân có thể là người của pháp nhân hoặc là người ngoài pháp nhân, nhưng chỉ những người thực hiện hoạt động của pháp nhân như một nhiệm vụ được giao mới được coi là người của pháp nhân, còn người thực hiện hoạt động của pháp nhân với tư cách là một loại nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng với pháp nhân sẽ không được coi là người của pháp nhân.
2. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra:
Trên cơ sở như đã nêu ở trên về việc định nghĩa người pháp nhân là gì được nêu ở mục trên thì việc người của pháp nhân gây ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi trường thiệt hại sẽ thuộc về pháp nhân. Chính vì vậy mà để làm rõ hơn về quy định của
“a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập”.
Do đó, từ quy định trên có thể thấy rằng trách nhiệm bồi thương của pháp nhân chỉ phải thực hiện trong khi tổ chức là pháp nhân mà thành viên của tổ chức đó nếu có gây ra thiệt hại thì pháp nhân phải thực hiện bồi thường. Bởi lẽ mà pháp luật đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân trong trường hợp người của pháp nhan gây ra thiệt hại này do xuất phát từ nguyên tắc thiệt hại được khắc phục nhanh chóng và kịp thời mà thông thường pháp nhân có khả năng tài sản cao hơn khả năng của cá nhân nên việc khắc phục hâu quả sẽ được quy định trách nhiệm cho pháp nhân, xong sau đó mới tính đến đây là lỗi của ai và thực hiện việc chịu trách nhiệm của cá nhân sau đó. Từ đó có thể suy ra, pháp luật Dân sự quy định về trường hợp này là nếu người của pháp nhân gây ra thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ mà pháp nhân giao thì pháp nhân phải bồi thường cho người bị thiệt hại để tổn thất của người bị thiệt hại được khắc phục nhanh chóng kịp thời. Trên cơ sở xác định đó thì theo như quy định tại Điều 597 Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra được quy định, cụ thể: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, từ những phân tích ở trên thì có thể rút ra khẳng định rằng, khi người của pháp nhân gây thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao thì dù người đó có lỗi hay không có lỗi, pháp nhân vẫn phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Sau khi đã bồi thường cho người bị thiệt hại, pháp nhân có quyền yêu cầu người của pháp nhân có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
3. Những vấn đề cần lưu ý khi xem xét vấn đề gây thiệt hại:
Cần phải xem xét vấn đề gây thiệt hại này theo 2 khả năng:
Thứ nhất, nếu người đó gây ra thiệt hại nhưng nguyên nhân sâu xa của việc gây ra thiệt hại không xuất phát từ pháp nhân, tức là việc họ gây ra thiệt hại không phải tại thời điểm đang thực hiện nhiệm vụ trong thẩm quyền được pháp nhân giao cho thì chỉ cá nhân đó phải chịu trách nhiệm bồi thường và không liên quan đến pháp nhân. Vậy trong trường hợp này sẽ áp dụng khoản 1 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân phải tự bồi thường thiệt hại do cá nhân gây ra .
Thứ hai, để có thể xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về pháp nhân trong trường hợp này, người của pháp nhân gây thiệt hại cần đáp ứng đủ căn cứ về nơi công ty người đó làm việc phải có tư cách pháp nhân; Người gây ra thiệt hại là người của pháp nhân và trong lúc người đó gây ra thiệt hại , họ đang thực hiện công việc được pháp nhân giao, trong phạm vi thẩm quyền
Từ quy định trên, thì pháp luật quy định pháp nhân phải bồi thường thiệt hại khi thành viên của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao nhằm xác định trách nhiệm quản lí của con người, theo dõi công việc đối với thành viên thuộc pháp nhân đó không những thế mà việc quy định này còn thể hiện dựa trên nguyên tắc bồi tường kịp thời để kịp thời khắc phục hậu quả đối với việc mà người của pháp nhân gây ra thiệt hại một cách kịp thời. Do đó, pháp luật quy định nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể khẳng định rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại cuối cùng sẽ thuộc về người của pháp nhân có lỗi, nhưng nếu buộc người của pháp nhân bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại sẽ không đảm bảo nguyên tắc bồi thường kịp thời, bởi vì người của pháp nhân gây thiệt hại sẽ khó có khả năng bồi thường cho người bị thiệt hại ngay khi thiệt hại xảy ra. Mặt khác, người của pháp nhân đang thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao để mang lại cho pháp nhân những lợi ích nhất định và hành vi gây thiệt hại liên quan đến hoạt động của pháp nhân nên buộc pháp nhân bồi thường là hoàn toàn phù hợp. Chính vì điều này mà trong Bộ luật dân sự chỉ quy định một cách chung nhất vấn đề yêu cầu hoàn trả giữa pháp nhân với người của pháp nhân có lỗi. Mức hoàn lại là toàn bộ hoặc một phần giá trị thiệt hại mà pháp nhân đã bồi thường trước hết phụ thuộc vào ý chí của pháp nhân. Đối với từng trường hợp, lĩnh vực cụ thể sẽ có những quy định về khoản tiền mà người của pháp nhân phải hoàn trả.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật dân sự năm 2015