Nhằm tri ân với những người đã hi sinh, chiến đấu trong kháng chiến để bảo vệ sự độc lập dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ, pháp luật nước ta đã và đang có những chính sách cần thiết để hỗ trợ cho những người có công với cách mạng. Vậy câu hỏi đặt ra, người có công với cách mạng chết được hưởng chế độ gì?
Mục lục bài viết
1. Pháp luật về ưu đãi người có công:
Pháp luật nói chung được quan niệm là những quy tắc xử sự chung nhất do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh mọi quan hệ xã hội và được thực hiện biện pháp cưỡng chế nhà nước trên cơ sở giáo dục thuyết phục mọi người phải tuân theo. Pháp luật ưu đãi người có công bao gồm tổng thể những quy phạm pháp luật, điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công trên các lĩnh vực của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội …
Pháp luật ưu đãi người có công quy định những nguyên tắc, hình thức và phương pháp thực hiện chế độ ưu đãi người có công, xác định quy chế pháp lí của các chủ thể trong hoạt động quản lí nhà nước nhằm điều chỉnh mọi hoạt động ưu đãi xã hội đối với người có công.
Nhìn chung thì pháp luật ưu đãi người có công được coi là phương tiện, công cụ quản lí có hiệu lực mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần trong lĩnh vực ưu đãi xã hội đối với người có công. Đó là những chế định pháp luật ưu đãi đối với những người có công về trợ cấp, về việc làm, về giáo dục và đào tạo… và những biện pháp đảm bảo thực hiện. Nhìn chung thì sẽ có vai trò và ý nghĩa to lớn góp phần giữ vững thành quả cách mạng, củng cố thêm nền dân chủ cộng hòa, góp phần ổn định về chính trị, xã hội và góp phần xây dựng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2. Các chế độ được hưởng khi người có công với cách mạng mất:
Tại pháp lệnh của ban thường vụ quốc hội về ưu đãi đối với người có công năm 2020,
– Trợ cấp hàng tháng và phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần;
– Bảo hiểm y tế;
– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
– Nhà nước có chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở và huy động sự tham gia của xã hội và gia đình người có công với cách mạng;
– Được ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm, được hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học;
– Chính phủ quy định cụ thể thời điểm hưởng mức hưởng và các chế độ ưu đãi.
Xét riêng đối với chế độ khi người có công mất, thì họ được hưởng như sau:
Thứ nhất, đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945 và thân nhân của họ, được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo số năm hoạt động trước cách mạng khi người hoạt động cách mạng trước ngày 1 tháng 1 năm 1945 từ trần thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí 10 tháng lương cơ bản và các chế độ ưu đãi khác khi người hoạt động chết tại Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 1 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Thứ hai, đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 1 tháng 1 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 được hưởng các chế độ ưu đãi sau khi có quyết định công nhận được hưởng trợ cấp hàng tháng. Khi mất thì thân nhân tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi. Đối với người hoạt động cách mạng mất mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần, mức trợ cấp theo quy định. Đối với trường hợp mà không còn thân nhân thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp 1 lần.
Thứ ba, đối với liệt sĩ. Liệt sĩ được tổ chức báo tử, truy điệu, an táng và được chôn cất một cách chu đáo, Mọi chi phí cho việc báo tử, lễ tang và chôn cất đều do ngân sách nhà nước chi trả. Thân nhân của một liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tử tuất hàng tháng bằng 1 lần mức chuẩn, thân nhân của 2 liệt sĩ được nhận 2 lần mức chuẩn và của 3 liệt sĩ trở lên được nhận 3 lần mức chuẩn. Vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác thì được hưởng trợ cấp tiền tử tuất hàng tháng bằng 1 lần mức chuẩn. Trường hợp mà liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm 1 lần là 500 nghìn đồng. Ngoài ra, liệt sĩ còn được nhận khoản hỗ trợ về thăm viếng, di chuyển hài cốt theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, đối với bà mẹ Việt Nam anh hùng, thì khi mất, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí đồng thời đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp trợ cấp và phụ cấp ưu đãi.
Thứ năm, đối với anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động trong thời kì kháng chiến, khi mất thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp ưu đãi. Nếu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng trong thời kì kháng chiến khi chết mà chưa được nhận chế độ ưu đãi hoặc truy tặng thì thân nhân được trợ cấp 1 lần.
Thứ sáu, đối với thương binh và bệnh binh cũng như người được hưởng chính sách như thương binh, khi mất, thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi, thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật (bệnh tật) từ 61% trở lên chết, thì thân nhân của họ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
Thứ bảy, đối với người hoạt động cách mạng hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, thì khi mất mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 1,5 lần mức chuẩn.
Ngoài ra, đối với các trường hợp còn lại như người kháng chiến giải phóng dân tộc, người có công giúp đỡ cách mạng… khi mất hầu như đều được hưởng trợ cấp mai táng phí.
3. Hồ sơ để hưởng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng:
Theo quy định tại Thông tư
– Bản khai cá nhân theo mẫu CC1 ban hành kèm Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
– Bản sao một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công”, Bằng “Có công với nước”, Huân chương Kháng chiến,Huy chương Kháng chiến,
– Quyết định trợ cấp hàng tháng theo mẫu CC2 hoặc Quyết định trợ cấp một lần theo mẫu CC3 ban hành kèm Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
4. Một số mức trợ cấp ưu đãi cụ thể mà thân nhân người có công với cách mạng được hưởng theo quy định của pháp luật:
Nhìn chung thì thân nhân người có công mất sẽ được hưởng một số chế độ có mức hưởng cụ thể được nêu tại bảng dưới đây:
STT | Chế độ | Mức hưởng |
1 | Người có công điều dưỡng phục hồi sức khỏe tại nhà | 1.461.600 đồng/người/lần |
2 | Điều dưỡng phục hồi sức khỏe tập trung. Trong đó có tiền ăn trong thời gian điều dưỡng, thuốc thiết yếu và quà tặng cho các đối tượng này. | 2.923.200 đồng/người/lần |
4 | Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục mầm non | 3.248.000 đồng/người/lần |
5 | Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người khuyết tật: | 649.600 đồng/người/lần |
6 | Mức hưởng trợ cấp để theo học tại cơ sở phổ thông dân tộc nội trú, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học: | 649.600 đồng/người/lần |
7 | Hỗ trợ cất bốc hài cốt | 04 triệu đồng/hài cốt |
8 | Không có nguyện vọng an táng hài cốt trong nghĩa trang và hỗ trợ xây mộ | 10 triệu đồng/mộ |
9 | Khai quật, cất bốc, sửa lại vỏ mộ sau khi lấy mẫu hài cốt | 01 triệu đồng/mộ |
10 | Trợ cấp thờ cúng | 1,4 triệu đồng/người/năm |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Pháp lệnh của Ban thường vụ quốc hội về ưu đãi đối với người có công năm 2020;
– Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 1/7/2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng;
– Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2021, mức trợ cấp, phụ cấp dành cho người có công có sự thay đổi.