Trong thực tế hiện nay, không ít các các hành vi phạm tội do người có chức vụ quyền hạn thực hiện. Các hành vi phạm tội luật có thể do người có chức vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn để thực hiện. Vậy người có chức vụ quyền hạn là ai? Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn cụ thể ra sao?
Mục lục bài viết
1. Người có chức vụ là gì?
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 352 Bộ luật hình sự quy định về người có chức vụ, cụ thể như sau:
” Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.”
Cụ thể hơn theo quy định của Khoản 2 Điều 3
” 2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó “
Người có chức vụ tiếng Anh là ” Position “.
2. Những việc người có chức vụ quyền hạn không được làm:
Theo quy định tại
– Không được nhũng nhiễu trong giải quyết công việc.
– Không được thành lập, tham gia quản lý, Điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác.
– Không tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết.
– Không thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, Điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.
– Không được sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức,
– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
– Người là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng và người giữ chức danh, chức vụ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được thực hiện các công việc sau:
+ Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột;
+ Cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình;
+ Bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
3. Xác định tình tiết lợi dụng chức vụ quyền hạn:
Tình tiết ” lợi dụng chức vụ quyền hạn ” là tình tiết tăng nặng theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 52
Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” là tình tiết thể hiện việc sử dụng chức vụ, quyền hạn như một thủ đoạn để người phạm tội thực hiện tội phạm. Trong phạm vi chức vụ, quyền hạn của mình, người phạm tội có được uy tín, sự ảnh hưởng đối với người khác, vì vậy họ đã lợi dụng Điều này để thực hiện tội phạm, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân gây ảnh hưởng đến uy tín của người cán bộ, uy tín của Nhà nước. Do đó, trường hợp phạm tội này cần phải được tăng nặng trách nhiệm hình sự, mức độ tăng nặng phụ thuộc vào tầm quan trọng của chức vụ, quyền hạn và mức độ lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó của người phạm tội.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội là tội phạm xảy ra là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc phạm tội; chức vụ, quyền hạn là Điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách dễ dàng. Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ để phạm tội thì mới bị coi là có tình tiết tăng nặng. Nếu tội phạm do họ thực hiện không liên quan gì đến chức vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng không bị coi là có tình tiết tăng nặng này.
Tình tiết “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội” chỉ được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi nó không phải là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt đã được quy định trong cấu thành cụ thể.
Xác định tình tiết ” lợi dụng chức vụ quyền hạn ” để phạm tội của người phạm tội là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trong việc xác định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể nói, việc lợi dụng chức vụ để phạm tội là một tình tiết định khung tăng nặng đồng thời còn được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự vì nó đã làm tăng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội. Đây là loại tội phạm dễ dàng gây hậu quả thiệt hại cho xã hội do những người có chức vụ thực hiện nên có Điều kiện để thực hiện tội phạm mà những người khác không thể thực hiện được. Mặt khác, việc thực hiện tội phạm của những người có chức vụ có thể gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, làm giảm uy tín của nhà nước, của tổ chức… đối với các tầng lớp nhân dân, loại tội phạm này thông thường khó phát hiện, xử lý, tỷ lệ tội phạm ẩn là khá cao.
Việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những quy định của pháp luật hình sự có liên quan đến “lợi dụng chức vụ quyền hạn ” để phạm tội có một ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt nhận thức mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở pháp lý để phòng ngừa và đấu tranh với các hành vi phạm tội do người có chức vụ thực hiện. Trong khoa học Luật hình sự, việc thống kê các nhóm tội phạm, các loại tội phạm cụ thể có yếu tố lợi dụng chức vụ để phạm tội trong Bộ luật Hình sự là rất cần thiết cả về mặt lập pháp cũng như áp dụng pháp luật, tránh được những sai lầm trong việc xác định tội danh và quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
4. Phân biệt lợi dụng chức vụ quyền hạn và lạm dụng chức vụ quyền hạn:
Ngày 30/12/2020, Hội đồng Thẩm phán
Khoản 5 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP về một số tình tiết là dấu hiệu định tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Hình sự là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
Ví dụ: Nguyễn Văn A là Phó Chủ tịch UBND tỉnh. A chỉ được phân công phụ trách lĩnh vực văn hóa – xã hội, không được phân công phụ trách lĩnh vực quản lý đất đai nhưng A vẫn ra quyết định thu hồi đất của Công ty X để giao cho Công ty Y (là Công ty của gia đình A). Trường hợp này hành vi của A đã vượt quá chức trách, nhiệm vụ được giao.
Khoản 6 Điều 3 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP về một số tình tiết là dấu hiệu định tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 356 của Bộ luật Hình sự là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.
Ví dụ: Nguyễn Văn A là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện B đã thực hiện hành vi trái công vụ, trình lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện B ký quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với thửa đất không đủ Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Phòng chống tham nhũng 2018
– Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự trong xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ.