Quyền được đăng ký kết hôn là quyền cơ bản của công dân. Vậy người chuyển giới có quyền đăng ký kết hôn không?
Mục lục bài viết
1. Người chuyển giới có thể đăng ký kết hôn không?
Kết hôn là hoạt động cá nhân có mong muốn xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của luật hôn nhân và gia đình điều chỉnh. Hiện nay, điều kiện để tiến hành đăng ký kết hôn đã được khoản 1, 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện để đăng ký kết hôn, cụ thể như sau:
– Điều kiện để nam, nữ kết hôn với nhau thì cần đáp ứng những yếu tố:
+ Liên quan đến độ tuổi của công dân nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Mong muốn xác lập quan hệ vợ chồng thì khi quyết định kết hôn xuất phát từ ý chí nguyện của cả hai;
+ Cần đáp ứng đầy đủ năng lực hành vi dân sự, cụ thể là không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Pháp luật có những điều khoản cấm kết hôn để đảm bảo thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội cũng như một số yếu tố khác nên việc kết hôn cũng phải không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này;
Đặc biệt, theo khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện để đăng ký kết hôn thì nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Có thể thấy, việc cá nhân là người chuyển giới sẽ không được đăng ký kết hôn theo đúng quy định vì chưa thỏa mãn các điều kiện đã được quy định, trừ trường hợp khác có ghi nhận việc kết hôn cho người đồng giới được trình bày cụ thể trong nội dung mục 2 của bài viết.
2. Thay đổi giới tính có được pháp luật Việt Nam công nhận và cho đăng ký kết hôn?
Để đảm bảo quyền công dân của người chuyển đổi giới tính thì pháp luật Việt nam cũng có điều khoản ghi nhận việc thay đổi thông tin cá nhân. Căn cứ Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 về quyền thay đổi tên đã ghi nhận các nôi dung như sau:
– Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
+ Qua quá trình sử dụng tên gọi đã được đăng ký mà nhận thấy nếu tiếp tục sử dụng tên này gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó thì có thể theo yêu cầu của người có tên nêu trên để tiến hành thay đổi thông tin;
+ Thông tin của người con bao gồm con đẻ hoặc con nuôi có thể được thực hiện theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ cũng nhu người con khi xác định cha, mẹ cho con được thực hiện việc này nếu có yêu cầu;
+ Có những yêu cầu thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
+ Để thuận lợi cho quá trình sinh sống thì khi có mong muốn thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi thì vẫn được chấp thuận;
+ Những vấn đề để tiến hành thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
+ Trong đó còn phải kể đến một số trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định;
– Cần lưu ý rằng: Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó. Hoạt động tiến hành thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 những vấn đề được ghi nhận về chuyển đổi giới tính thì: Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật. Cá nhân khi đa tiến hành thủ tục chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Cùng với đó, tại điểm c khoản 2 Điều 3
Việc thay đổi thông tin thì kéo theo nhiều thông tin, giấy tờ liên quan phải tiến hành điều chỉnh theo, trong đó phải kể đến việc trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân. Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân đã quy định:
– Việc thay đổi thông tin trong căn cước công dân nếu nằm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
– Nếu thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
– Có đề nghị hợp lý về việc thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
– Có mong muốn xác định lại giới tính, quê quán;
– Phát hiện ra nội dung ghi nhận trong căn cước công dân có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
– Khi công dân có yêu cầu mà yêu cầu này không được trái pháp luật, đi ngược lại đạo đức xã hội.
Soi chiếu với quy định pháp luật Việt Nam thì đã có những điều khoản quy định cho người chuyển giới thay đổi thông tin cá nhân của mình sau khi đã chuyển giới, quy định này đã thể hiện được bảo vệ được các quyền và nghĩa vụ của công dân. Đây có thể xem là sự công nhận của nhà nước đối với những người đã chuyển giới.
Tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 nêu trên thì cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi. Theo đó, một người khi đã chuyển đổi giới tính thì sẽ được pháp luật công nhận các quyền nhân thân với giới tính mới. Chỉ khi thực hiện hợp pháp thủ tục này thì có quyền được kết hôn theo quy định của pháp luật.
Như vây, pháp luật không chấp thuận kết hôn đồng giới nhưng đối với người chuyển giới đã thay đổi thông tin như tên, giới tính của mình theo quy định của pháp luật thì đã đảm bảo điều kiện về vấn đề nhân thân để đăng ký kết hôn. Chính vì vậy, người chuyển giới có ý định đăng ký kết hôn thì phải hoàn thành việc thay đổi thông tin của mình trước thì mới có thể đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục để thực hiện việc thay đổi thông tin hộ tịch:
Bước 1. Chuẩn bị và nộp hồ sơ để người chuyển giới thay đổi thông tin:
Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch;
Bước 2. Xem xét hồ sơ:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại giấy tờ đã trình bày bên trên, nếu cá nhân đảm nhiệm công việc này thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu;
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch sẽ có trách nhiệm ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Lưu ý rằng: Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
Khi trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được thực hiện không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch;
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Dân sự 2015;
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;