Người cao tuổi là thuật ngữ được sử dụng phổ biến để chỉ người đạt độ tuổi nhất định. Tuy nhiên nhiều người chưa biết rõ các quy định pháp luật về độ tuổi của người cao tuổi. Cùng tìm hiểu các quy định cụ thể các quyền lợi, những nghĩa vụ cũng như chính sách đối với người cao tuổi.
Mục lục bài viết
1. Người cao tuổi là gì?
Người cao tuổi là thành phần đông đảo trong xã hội. Đối với các quốc gia, tùy thuộc vào tình trạng dân số già hay trẻ mà tỷ lệ người cao tuổi có khác biệt. Trong đó, ở độ tuổi cao, họ có khó khăn nhất định khi sinh hoạt, lao động,… Do đó, các chính sách hỗ trợ của nhà nước mới được xây dựng dành cho người cao tuổi.
Người cao tuổi cũng chiếm vị trí vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay. Họ có kinh nghiệm, có kiến thức và chuyên môn dày dặn. Do đó luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm, ưu đãi từ phía nhà nước. Cũng như đóng góp lớn cho việc quản lý, xây dựng đất nước.
Theo quy định pháp luật xác định độ tuổi cụ thể để được coi là người cao tuổi. Tiêu chí về độ tuổi là tiêu chí bắt buộc, được áp dụng đối với các công dân Việt nam.
Các quy định pháp luật liên quan:
“Điều 2. Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.”
Người cao tuổi là đối tượng chịu quản lý, tác động và được điều chỉnh bởi
– Là công dân Việt Nam. Các đặc điểm để xác định là công dân Việt nam được tuân thủ theo Khoản 1 Điều 17
“Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.;”
– Từ đủ 60 tuổi trở lên. Tiêu chí về độ tuổi được xác định đúng về ngày, tháng, năm sinh. Căn cứ xác định độ tuổi là các giấy tờ tùy thân gắn với cá nhân đó.
2. Phân biệt đúng cách hiểu người già và người cao tuổi:
Người già và người cao tuổi là hai khái niệm chỉ các đối tượng khác nhau. Trong đó, người già là một bộ phận thuộc nhóm người cao tuổi. Hiện nay, có rất nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm người cao tuổi và người già. Chúng ta cần hiểu rõ bản chất, quy định về độ tuổi của hai nhóm người này để có cách xác định đúng quyền, nghĩa vụ tương ứng của họ.
Khái niệm người già chỉ là cách thông thường mọi người gọi một người đã nhiều tuổi. Đây cũng không phải thuật ngữ pháp lý được sử dụng và có tính đặc trưng phổ biến. Đồng thời, đây cũng là khái niệm được đề cập đến tại
Tuy nhiên, sau khi Bộ luật này được sửa đổi năm 2017 đã thay thế “người già” thành “người đủ 70 tuổi trở lên”. Từ đó ta có thể thấy các phân biệt cụ thể dành cho người cao tuổi và người đủ 70 tuổi trở lên.
Căn cứ phân tích nêu trên, có thể thấy, hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau.
3. Quyền lợi của người cao tuổi:
Người cao tuổi là nhóm chủ thể được phân biệt, có đặc thù riêng trong hoạt động quản lý nhà nước. Do đó, các quyền lợi và nghĩa vụ của những chủ thể này cũng được ràng buộc quy định cụ thể.
Các quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi được thể hiện trong Điều 3
– Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
– Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
– Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
– Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
– Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
– Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
– Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Phân tích các quyền của người cao tuổi:
Người cao tuổi cũng không còn là đối tượng trong độ tuổi lao động. Cho nên thường họ có hạn chế về sức khỏe, không có thu nhập ổn định. Các quyền lợi quy định giúp người cao tuổi được tiếp cận hiệu quả hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng.
Trước tiên là các nhu cầu trong vấn đề sinh hoạt hằng ngày. Họ phải được các nhu cầu cơ bản để duy trì và tổ chức cuộc sống. Cũng như được tham gia thăm khám, được bảo vệ sức khỏe.
Người cao tuổi là đối tượng được nhà nước ưu tiên khi tham gia vào các công tác xã hội, hoạt động của cộng đồng. Tất cả hướng đến đảm bảo và duy trì sức khỏe của họ. Cũng như thể hiện sự tôn trọng, kính trọng của mọi người trong xã hội đối với họ.
Người cao tuổi phải được chăm lo các nhu cầu, các vấn đề cần thiết trong đời sống. Con cháu và người thân có trách nhiệm, cần thể hiện tinh thần tích cực khi chăm sóc người cao tuổi. Để đảm bảo họ có được môi trường sinh hoạt, duy trì chất lượng đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần.
Các ưu tiên, điều kiện được nhà nước cung cấp đến người cao tuổi có thể kể đến như:
– Sử dụng các dịch vụ công cộng, các dịch vụ do nhà nước và nhiều tổ chức khác thực hiện.
– Tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi
– Làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp trước kia. Các kinh nghiệm có thể được vận dụng để kiếm các thu nhập cho bản thân. Người cao tuổi còn cống hiến, cũng giúp họ thấy được các giá trị của mình đối với cộng đồng.
– Được ưu tiên hỗ trợ, giúp đỡ khi khó khăn.
– Được miễn các nghĩa vụ đóng góp cho xã hội, trừ trường hợp họ tự nguyện.
4. Nghĩa vụ của người cao tuổi:
Các nghĩa vụ được quy định, do đó người cao tuổi phải có nhiệm vụ thực hiện tốt các nghĩa vụ đó. Nội dung các nghĩa vụ này được quy định trong khoản 2 Điều 3 của Luật người cao tuổi có các nghĩa vụ như sau:
– Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
– Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Phân tích các nghĩa vụ của người cao tuổi:
– Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực. Người cao tuổi có kinh nghiệm sống và cả trong công việc. Cho nên đối tượng này được coi trọng, có tiếng nói trong hoạt động tổ chức, quản lý cộng đồng.
– Giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Phải mang đến chất lượng giáo dục, làm gương cho con cháu, cho cộng đồng.
– Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Vận động mọi người xung quanh, đặc biệt là người thân trong gia đình.
– Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau; Đó là các kinh nghiệm được đúc kết, có giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc.
Các nghĩa vụ cũng được thực hiện linh hoạt theo từng quy định, thực tế yêu cầu trong hoạt động quản lý đất nước.
Ngoài ra, người cao tuổi còn được chúc thọ, mừng thọ tương ứng với đủ điều kiện về độ tuổi như sau:
Theo nội dung quy định tại Điều 7
Tùy thuộc độ tuổi thực tế của người cao tuổi mà nhận được quà chúc thọ, mừng thọ từ các cơ quan quản lý nhà nước.
– Mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ được quy định như sau:
+ Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức quà tặng của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho người thọ 100 tuổi, mức quà tặng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho người thọ 90 tuổi và nội dung chi, mức chi tổ chức mừng thọ quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Người cao tuổi;
+ Căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức quà tặng người thọ 70, 75, 80, 85, 95 tuổi và trên 100 tuổi.
– Việc tổ chức mừng thọ người cao tuổi thực hiện trang trọng, tiết kiệm phù hợp với nếp sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.
– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết việc tổ chức mừng thọ quy định tại khoản 2 Điều 7 nghị định này.
Như vậy, từ 70 mươi tuổi trở lên, cứ 05 năm một lần người cao tuổi sẽ được địa phương tổ chức tặng quà mừng thọ. Đặc biệt là người thọ 90 tuổi, người thọ 100 tuổi sẽ được nhận quà tương ứng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các văn bản pháp luật có liên quan:
– Luật người cao tuổi năm 2009.
–