Trong các vụ án hình sự có yếu tố đồng phạm thì người cầm đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lên âm mưu, chỉ đạo và chi phối hành vi của đồng bọn. Để giải quyết triệt để các vụ án hình sự có yếu tố đồng phạm thì việc bắt được người cầm đầu đóng vai trò quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Người cầm đầu là gì?
Người cầm đầu là người đứng ra thành lập các nhóm phạm tội hoặc tham gia soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn hoặc điều khiển hoạt động của nhóm phạm tội
Người cầm đầu tiếng Anh là ” Leader “
2. Quy định về người cầm đầu, người chủ mưu trong đồng phạm:
2.1. Quy định về đồng phạm:
Theo quy định của
” Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”
Người cầm đầu, chủ mưu hay người tổ chức thuộc 1 trong 4 loại người đồng phạm theo quy định của
– Người thực hành: là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Có nghĩa là hành vi của họ phù hợp với miêu tả trong yếu tố khách quan cấu thành tội phạm. Hành vi đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả tác hại. Người thực hành là người có vai trò quyết định việc thực hiện tội phạm, vì họ là người trực tiếp thực hiện phạm tội. Dù đồng phạm giản đơn hay phạm tội có tổ chức thì bao giờ cũng có người thực hành.
– Người tổ chức: là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Trong đó lưu ý rằng, chỉ trong trường hợp phạm tội có tổ chức mới có người tổ chức. Những hành vi thể hiện người đó là đồng phạm với vai trò là người tổ chức như : thành lập tổ chức phạm tội, đưa ra kế hoạch, biện pháp thực hiện tội phạm, chỉ đạo người khác thực hiện tội phạm, điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm….
– Người xúi giục: là người bị kích động, dụ dỗ thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Hành vi xúi dụng có thể thể hiện ở các dạng như tác động vào tư tưởng người khác làm người khác nảy sinh ý định phạm tội, dụ dỗ, cưỡng ép…Hành vi xúi giục thực hiện trước khi người thực hành thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi xúi giục phải cụ thể nhằm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể.
– Người giúp sức: là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi của người giúp sức có thể ở dưới dạng như cung cấp công cụ, phương tiện, thông tin cần thiết để thực hiện tội phạm hoặc khắc phục những trở ngại cho việc thực hiện tội phạm; hứa che giấu người phạm tội hoặc hứa tiêu thụ tài sản do tội phạm mà có…Hành vi này không trực tiếp gây thiệt hại cho khách thể mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho tội phạm.
2.2. Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm:
Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự chung
Tất cả những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về toàn bộ tội phạm đã xảy ra. Nguyên tắc này xuất phát từ đặc điểm đồng phạm về tính chất liên kết hành vi cùng thực hiện một tội phạm, hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân gây ra hậu quả tác hại chung. Vì vậy Luật Hình sự quy định những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ đã thực hiện, đều bị áp dụng hình phạt của tội phạm mà tất cả những người đồng phạm đã cùng thực hiện.
Nguyên tắc độc lập của trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
Điều 58 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm:
” Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm,
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”
Nguyên tắc này xuất phát từ tính chất, mức độ tham gia gây án của người đồng phạm khác nhau, đặc điểm nhân thân khác nhau, tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mỗi người khác nhau. Trách nhiệm hình sự độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm ở chỗ: mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm đến đó…Người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vượt quá của người đồng phạm khác.
TIÊU CHÍ | NGƯỜI THỰC HÀNH | NGƯỜI TỔ CHỨC | NGƯỜI XÚI GIỤC | NGƯỜI GIÚP SỨC |
Khái niệm | Là người trực tiếp thực hiện tội phạm | Là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tôi phạm.
| Là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm | Là người tạo ra những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. |
Tính chất hành vi | Hành vi của người thực hành có vị trí trung tâm trong vụ án đồng phạm. Hành vi của người tổ chức, giúp sức, xúi giục chỉ có thể gây ra thiệt hại cụ thể, thực tế cho xã hội thông qua hành vi của người thực hành.
| Trong mối quan hệ với những người đồng phạm khác , người tổ chức là người có sáng kiến thành lập hoặc đứng ra thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đó. Chính vì vậy hành vi của người tổ chức được xem là nguy hiểm nhất trong đồng phạm. | Thông thường, hành vi của người xúi giục ít nguy hiểm hơn so với hành vi của người tổ chức. Nhưng tùy vào trường hợp cụ thể mà nó có thể nguy hiểm hơn hoặc ít nguy hiểm hơn hành vi của người thực hành.
| So với hành vi của người tổ chức, người giúp sức và người thực hành thì hành vi của người giúp sức có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội hạn chế hơn. Vì hành vi giúp sức chỉ đóng góp vai trò là tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho việc thực hiện tội phạm, chứ nó không đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện tội phạm. |
Mức độ trách nhiệm hình sự | Chịu trách nhiệm tương ứng với hành vi thực hiện tội phạm của mình. | Nguyên tắc xử lý: “Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy” việc thực hiện tội phạm. Và khi quyết định hình phạt thì người tổ chức thường phải chịu mức hình phạt nặng hơn so với các đồng phạm khác.
| Thường chịu mức TNHS nhẹ hơn người tổ chức. | TNHS của người giúp sức thường hạn chế hơn so với các đồng phạm khác.
|
Ví dụ | Điều 109 Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân: +Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; Còn Người đồng phạm khác sẽ có mức phạt thấp hơn: bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm
| Điều 330 Tội chống người thi hành công vụ: +Nếu như người thực hành chỉ chịu mức hình phạt là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. +Nếu là người xúi giục thì mức hình phạt sẽ cao hơn: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
| Khoản 2 Điều 54 quy định: “Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.” |
3. Ví dụ về vai trò của người cầm đầu, người chủ mưu thông qua vụ án cụ thể:
Vụ án Đồng tâm là vụ đại án với quy mô đồng phạm lớn và tính chất phức tạp. Trong vụ án này, có thể nhận định người cầm đầu, chủ mưu đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc tổ chức, lập kế hoạch và kích động những đồng bọn khác tham gia vào chuỗi các hành vi phạm tội. Cụ thể theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội:
” Dù biết rõ nguồn gốc đất ở cánh đồng Sênh, xã Đồng Tâm là đất quốc phòng, nhưng từ năm 2013, đối tượng Lê Đình Kình, sinh năm 1936, ở thôn Hoành đã cùng các bị can khác lập tổ đồng thuận, với mục đích chiếm lại đất đồng Sênh để chia nhau.
Để thực hiện mục đích này, các bị can trong nhóm chủ mưu, cầm đầu đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bộ phận người dân trong xã để lôi kéo, kích động khiếu kiện về việc quản lý, sử dụng đất của chính quyền các cấp; đồng thời hứa hẹn, ai tham gia tổ đồng thuận thì khi đòi được đất sẽ được chia đất theo nhân khẩu.
Từ 2013 đến cuối 2019, các bị can chủ mưu, cầm đầu đã có nhiều hoạt động lôi kéo, kích động, chống phá, làm tê liệt chính quyền cơ sở. Thậm chí, vào tháng 4/2017, các đối tượng trong tổ đồng thuận đã bắt giữ 38 cán bộ, chiến sỹ công an để gây áp lực với chính quyền.
Từ tháng 11/2019, chúng bàn bạc, lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể từng người, vận động một số người dân đóng góp tiền để mua lựu đạn, xăng để làm bom xăng, bình gas, pháo nổ, tuýp sắt có gắn dao bầu, tích trữ gạch đá… Tất cả các loại vũ khí, hung khí này được tập trung về nhà đối tượng Lê Đình Kình, Lê Đình Hợi và Lê Đình Chức nhằm mục đích tấn công, tiêu diệt lực lượng Công an đến làm nhiệm vụ.
Sáng ngày 9/01/2020, theo kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự tại xã Đồng Tâm của Công an thành phố Hà Nội, lực lượng công an triển khai vào thôn Hoành để bảo vệ an toàn cho lực lượng tham gia xây dựng tường rào bảo vệ sân bay Miếu Môn, bảo vệ trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, tài sản, tính mạng của nhân dân, nhà riêng các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và Đảng viên quần chúng tốt. Khi lực lượng Công an đến cổng thôn Hoành, bị can Bùi Văn Niên, Lê Đình Quân đã báo động bằng kẻng. Bị can Lê Đình Uy, Nguyễn Quốc Tiến bắn pháo hiệu và bắn pháo về phía lực lượng thi hành nhiệm vụ. Trước sự ngông cuồng của các đối tượng, lực lượng chức năng đã sử dụng loa phóng thanh kêu gọi chấm dứt ngay các hành vi vi phạm và đầu thú.
Tuy nhiên, các đối tượng vẫn chủ động sử dụng lựu đạn, bom xăng, gạch đá, dao phóng… quyết liệt tấn công từ mái nhà Lê Đình Kình, Lê Đình Hợi và Lê Đình Chức. Hành vi manh động của các đối tượng đã khiến 3 chiến sỹ Công an hi sinh. Lực lượng chức năng tổ chức trấn áp, bắt giữ được hàng chục đối tượng. Đối tượng Lê Đình Kình đã tử vong tay phải vẫn cầm 1 quả lựu đạn.”
Có thể thấy, các đối tượng cầm đầu trong vụ án này hết sức manh động, có động cơ và mục đích mạnh mẽ, kích động lòng dân , kết nạp đồng bọn để phục vụ cho những âm mưu đê hèn, phản động của chúng.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật hình sự 2015.