Theo quy định của pháp luật hiện nay, nếu như người thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật nếu không có năng lực chịu trách nhiệm hành chính thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 hiện hành.
Mục lục bài viết
1. Người bị tâm thần có bị xử lý vi phạm hành chính không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Theo đó thì năng lực pháp luật dân sự của một người sẽ được xác định cụ thể như sau:
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được xác định là khả năng của cá nhân đó có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự được pháp luật quy định một cách cụ thể;
– Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự bình đẳng và như nhau;
– Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi cá nhân đó sinh ra và chấm dứt khi cá nhân đó chết đi.
Như vậy có thể nói, một người sẽ được xác định là có năng lực pháp luật dân sự khi cá nhân đó có khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình trên thực tế. Vì vậy năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là bình đẳng và được pháp luật tôn trọng bảo vệ. Cũng theo quy định này thì năng lực pháp luật dân sự của một người có từ khi cá nhân đó sinh ra và năng lực pháp luật dân sự đó cũng sẽ chấm dứt khi cá nhân đó chết đi. Tuy nhiên trên thực tế, một người có năng lực pháp luật dân sự nhưng lại không có năng lực hành vi dân sự. Nhiều người cũng đặt ra câu hỏi: Người bị tâm thần liệu rằng có bị xử lý vi phạm hành chính hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về những trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính (hay còn gọi là những trường hợp loại trừ trách nhiệm hành chính). Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về những trường hợp loại trừ trách nhiệm hành chính. Theo đó thì những trường hợp sau đây sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:
– Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng, không có hành vi vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng;
– Các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính xuất phát từ sự kiện bất ngờ, xảy ra tự nhiên và không nằm trong ý chí chủ quan của con người;
– Các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng, hoặc trở ngại khách quan;
– Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính, những đối tượng được xác định là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính khi chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022.
Theo đó thì có thể kể đến một số trường hợp sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính như sau: Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết, thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng, thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng, thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ, người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực chịu trách nhiệm hành chính, người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó thì có thể nói, dẫn chiếu đến quy định tại Điều 2 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có giải thích về khái niệm người không có năng lực trách nhiệm hành chính. Theo đó thì người không có năng lực trách nhiệm hành chính là những đối tượng thực hiện hành vi vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật trong khi đang mắc các chứng bệnh về tâm thần hoặc mắc một trong những chứng bệnh khác dẫn đến khả năng không thể nhận thức và không có khả năng điều khiển hành vi của mình.
Theo đó thì có thể nói, người không có năng lực trách nhiệm hành chính là người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong khi họ đang mắc các bệnh về tâm thần hoặc mắc chứng bệnh khác dẫn đến khả năng không có nhận thức và không thể điều khiển hành vi. Như vậy, trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần (tức là những chứng bệnh làm mất khả năng nhận thức và làm mất khả năng điều khiển hành vi của con người) thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ thuộc trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính theo như phân tích nêu trên.
2. Người mắc bệnh tâm thần có được xem là mất năng lực hành vi dân sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó thì có thể xác định mất năng lực hành vi dân sự như sau:
– Khi một người do mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác dẫn đến khả năng không thể nhận thức và không thể điều khiển hành vi của mình thì theo yêu cầu của những người được xác định là có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc theo yêu cầu của cơ quan tổ chức hữu quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án sẽ có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố người đó là người mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần;
– Khi không có căn cứ để tuyên bố một người là mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc có thể theo yêu cầu của người có quyền lợi liên quan hoặc theo yêu cầu của cơ quan tổ chức hữu quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án sẽ có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự;
– Giao dịch dân sự được thực hiện bởi người mất năng lực hành vi dân sự theo như phân tích nêu trên sẽ phải có người đại diện theo pháp luật xác lập và thực hiện để đảm bảo lợi ích của người mất năng lực hành vi dân sự.
Như vậy có thể nói, người mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác dẫn đến khả năng không thể nhận thức và không thể làm chủ được hành vi của mình thì chỉ được xem là người mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tức là khi tòa án ra quyết định tuyên bố người đó là người mất năng lực hành vi dân sự dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần theo như phân tích nêu trên, bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật.
3. Vì sao không xử lý vi phạm hành chính đối với người bị tâm thần?
Pháp luật có quy định về việc không xử phạt vi phạm hành chính đối với người bị tâm thần, tức là những đối tượng được xác định là người bị tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh về tâm thần dẫn đến khả năng mất hết nhận thức và mất khả năng điều khiển về hành vi là một trong những đối tượng được loại trừ trách nhiệm hành chính được coi là điều luật phù hợp. Điều luật này được các nhà làm luật xây dựng dựa trên cơ sở nhân đạo. Tâm thần được xem là một loại bệnh lý có liên quan đến một loạt các chứng rối loạn sức khỏe tâm thần rất đến suy nghĩ và tác phong của các đối tượng bị bệnh không phù hợp với thực tế. Trong đó nặng nhất là khiến cho người bệnh bị mất khả năng nhận thức và mất khả năng điều khiển hành vi, có thể mất một phần hoặc mất hoàn toàn.
Không chỉ riêng pháp luật hành chính, pháp luật về hình sự cụ thể là Bộ luật hình sự năm 2015 cũng quy định một trong những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đó là tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó thì những đối tượng được xác định là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc mắc chứng bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và mất khả năng điều khiển hành vi của mình thì sẽ thuộc đối tượng không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tương tự như vậy, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính cũng loại trừ trách nhiệm hành chính đối với những đối tượng được xác định là tâm thần. Có người cho rằng, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì phải bị xử phạt vi phạm hành chính, việc không xử phạt vi phạm hành chính đối với người bị tâm thần sẽ không công bằng cho những đối tượng còn lại.
Quan điểm này được xác định là một con điểm chưa phù hợp. Bởi vì suy cho cùng thì nó bị bệnh tâm thần không thể nhận thức được đầy đủ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm hoặc có hậu quả cho xã hội hay không, người bị tâm thần cũng không ý thức được đó là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Trên thực tế chúng ta cũng hoàn toàn có thể phẫn nộ với những điều tồi tệ mà người tâm thần đã gây ra, tuy nhiên suy cho cùng thì những người bị bệnh tâm thần thực sự không đáng trách vì nó xuất phát từ căn bệnh của họ. Người tâm thần vốn phải chịu nhiều thiệt thòi về tinh thần và vật chất, người bị tâm thần thường sẽ bị xã hội xa lánh và không có điều kiện để chữa bệnh, thiếu người chăm sóc và có thể bị nhiều kẻ xấu kích động … việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật cũng một phần do cơ quan chức năng quản lý cho tốt. Vì vậy dù hậu quả có phần nghiêm trọng nhưng cũng không thể xử lý vi phạm đối với những người bị bệnh tâm thần. Quá trình giám định tâm thần hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chi phí phục vụ cho quá trình trưng cầu giám định và cơ sở vật chất năng lực của người giám định cũng chưa được đảm bảo ảnh hưởng trực tiếp đến công tác giám định tâm thần.
Tuy nhiên theo quan điểm của pháp luật hình sự và pháp luật hành chính thì chỉ miễn trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính, con về trách nhiệm dân sự thì người bị tâm thần vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nạn nhân theo quy định của pháp luật về dân sự. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải nhận thức rõ ràng về vấn đề này để kịp thời ngăn chặn hành vi của các đối tượng trên, cần phải có biện pháp quản lý và điều trị kịp thời nhằm đảm bảo an toàn về tài sản và tính mạng cho cộng đồng xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2022;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.