Hiện nay, có một số trường hợp người bị tạm giam có nhu cầu ký kết các giao dịch dân sự. Vậy theo quy định hiện nay thì người bị tạm giam có được tự thực hiện giao dịch dân sự hay không?
Mục lục bài viết
1. Người bị tạm giam có được tự thực hiện giao dịch dân sự?
Căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giam như sau:
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền cơ bản sau đây:
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo vệ an toàn về tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được thực hiện quyền bầu cử dựa theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm về chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được hướng dẫn và giải thích, bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện các giao dịch dân sự;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;
+ Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam phải chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người tạm giam đang bị hạn chế quyền đi lại nên sẽ không thể tự mình trực tiếp thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên, người này vẫn có thể thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của họ. Dó đó, Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vẫn được thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện hợp pháp để.
2. Cá nhân bị tạm giam có được phép ký hợp đồng không?
Chào Luật sư, anh trai tôi mở công ty sản xuất khẩu gạo Miền Nam. Trước giờ, công ty vẫn đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật về thuế. Tuy nhiên, cách đây 1 năm, vì công ty có quá nhiều việc, anh tôi đã sai sót khi quản lý quá trình làm việc của kế toán. Dẫn đến bị cơ quan điều tra bắt để điều tra về hành vi trốn thuế. Hiện tại, hợp đồng ký kết với một công ty khác đang có bị phát sinh, như vậy anh tôi có thể thực hiện ký kết hợp đồng được không ạ? Xin cảm ơn.
Chào bạn, chúng tôi gửi đến bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng được xem là một loại giao dịch dân sự. Theo đó, hợp đồng đó là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Điều 117 của Bộ luật này cũng quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự sau đây:
– Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Chủ thể thực hiện giao dịch dân sự phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
+ Chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không được vi phạm vào các điều cấm của luật, và không trái đạo đức xã hội.
– Hình thức của giao dịch dân sự được xem là điều kiện để có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp có quy định
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định về chế độ quản lý đối với người bị tạm giam như sau:
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế về quyền đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với trường hợp cần thiết để thực hiện giao dịch dân sự thì phải thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án.
Ngoài ra cũng theo Khoản 1 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 quy định quyền của người bị tạm giam như đã nêu trên thì người tạm giam, tạm giữ sẽ được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự.
Do đó, cá nhân bị tạm giam vẫn sẽ có thể ký hợp đồng thông qua người đại diện hợp pháp nếu như được sự chấp thuận của cơ quan đang thụ lý vụ án.
3. Công chứng giao dịch dân sự trong quá trình tạm giam:
Căn cứ theo quy định hiện nay thì một số trường hợp giao dịch dân sự sẽ phải bắt buộc công chứng trong đó bao gồm: hợp đồng tặng cho, hợp đồng uỷ quyền, hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng cho thuê tài sản. Nếu trường hợp người đang bị tạm giam muốn thực hiện những giao dịch nêu trên thì cần phải công chứng . Và việc thực hiện công chứng sẽ phải tuân theo Luật Công chứng 2014 cụ thể:
– Việc thực hiện công chứng sẽ phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Ngoại trừ trường hợp được phép thực hiện công chứng ở ngoài trụ sở hành nghề công chứng.
– Việc công chứng có thể được công chứng viên thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng đó là người già yếu, không thể đi lại được hoặc người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc người có lý do chính đáng khác mà không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Căn cứ theo quy định trên, thì đối với người đang bị tạm giữ, tạm giam được phép mời gặp công chứng viên để thực hiện việc công chứng hợp đồng tại nơi mình đang bị tạm giữ, tạm giam. Khi muốn thực hiện công chứng tại trại giam thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ phải thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục công chứng được quy định tại Luật Công chứng 2014.
Lưu ý: Khi thực hiện công chứng tại trại giam, trại tạm giam, thì cán bộ công chứng phải thực hiện thủ tục thông báo đến chủ thể đang quản lý, cơ quan đang quản lý tại trại giam. Sau khi được sự chấp thuận, đồng ý của ban quản lý trại giam, thủ tục công chứng mới bắt đầu được tiến hành thực hiện.
Việc tuân thủ về quá trình thực hiện các nguyên tắc nêu trên cần đảm bảo tính khách quan trong quá trình thực hiện công chứng tại trại giam; thể hiện sự tôn trọng, trật tự đối với quy định vận hành của trại giam đó.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến Người bị tạm giam có được tự thực hiện giao dịch dân sự? Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015;
– Thông tư 34/2017/TT-BCA Quy định việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu.