Người bị kết án tù chung thân thì có được hưởng đặc xá hay không? Đang thi hành án tù chung thân có được đặc xá tha tù trước thời hạn không? Đối tượng nào được hưởng đặc xá?
Khi một cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật tùy từng mức độ vi phạm mà sẽ áp dụng các quy định chế tài xử lý khác nhau như xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự… Theo quy định của
Theo quy định pháp luật thì nước ta luôn động viên cũng như khuyến khích cho người nào bị kết án phạt tù quay đầu, hướng thiện, ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo để được hưởng đặc xá. Pháp luật cũng tạo những thuận lợi nhất định cho người nào được đặc xá hòa nhập xã hội, tạo điều kiện ổn định đời sống và phấn đấu để thành người giúp ích cho xã hội, phòng ngừa tái phạm tội, vi phạm pháp luật. Để tìm hiểu rõ hơn về quy định điều kiện đặc xá, các trường hợp đặc xá bài viết sau đây sẽ làm rõ điều này.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm đặc xá
Theo Khoản 1, Điều 3 Luật đặc xá 2018 quy định về đặc xá như sau:
” 1. Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.”
Theo quy định tại Điều 39,
‘Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.”
2. Điều kiện của người được đề nghị đặc xá
Để được đặc xá thì người bị kết án tù cần đáp ứng và có đủ các điều kiện nhất định thì mới đề nghị đặc xá. Sau đây là các điều kiện của người được đề nghị đặc xá khi bị kết án tù.
– Thứ nhất: Người bị kết án phạt tù phải có nhiều tiến bộ, đồng thời bên cạnh đó phải có ý thức cải tạo tốt cũng như đạt kết quả xếp loại khá hoặc tốt khi chấp hành hình phạt tù. Người bị kết án phạt tù chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy tại nhà tạm giữ, trại tam giam, trại giam và năng nổ trong lao động, tích cực trong học tập cũng như cải tạo tốt đạt kết quả khá hoặc tốt trong quá trình chấp hành án phạt tù.
– Thứ hai: Nếu trong trường hợp người chấp hành hình phạt tù có thời hạn thì chấp hành hình phạt tù đã thực hiện được lớn hơn hoăc đủ 1/3 thời gian đối với tù có thời hạn một số tội danh phải thực hiện ít nhất là 1/2 ví dụ như Người bị kết án về các tội theo Điều 115, Điều 116, Điều 120, Điều 121 Bộ luật hình sự năm 2015, người bị kết án từ 07 năm tù trở lên về các tội danh Điều 168, Điều 169, Điều 248, Điều 252 Bộ luật hình sự năm 2015, 10 năm tù trở lên về một trong các tội quy định tại Chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của Bộ luật Hình sự 2015. Còn trong trường hợp trước đó đã được thực hiện giảm thời gian thực hiện chấp hành phạt tù thì thời hạn được tính để giảm sẽ không còn được tính vào thời gian đã thực hiện chấp hành án phạt tù.
Nếu trong trường hợp người chấp hành hình phạt tù chung thân đã được cơ quan có thẩm quyền giảm xuống tù có thời hạn thì đã thực hiện chấp hành ít nhất 14 năm. Người bị kết án về các tội theo Điều 115, Điều 116, Điều 120, Điều 121 Bộ luật hình sự năm 2015 mà bị phạt tù chung thân thì phải chấp hành án phạt tù ít nhất là 17 năm. Trong trường hợp hình phạt tù đã được giảm thời hạn hình phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù.
– Thứ ba: Trong trường hợp chưa chấp hành xong nghĩa vụ thì nếu bên thủ trưởng cơ quan thi hành án có quyết định đình chỉ thi hành án. Trường hợp nếu người bị kết án đã chấp hành, thi hành được một phần nghĩa vụ tài sản để thực hiện về việc bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ dân sự khác nhưng cũng vì lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại. Trong trường hợp nếu như người bị kết án mà có tài sản nhưng mà giá trị tài sản của họ chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án và không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng.
– Thứ tư: Người bị kết án phạt tù đã có lập công lao lớn trong quá trình chấp hành án phạt tù ví dụ như: giúp cơ quan có thẩm quyền phát hiện tội phạm, cứu tính mạng của người khác….
– Thứ năm: Theo Điều 4 Nghị định 52/2019/NĐ-CP nếu người bị kết án phạt tù đang mắc bệnh hiểm nghèo như: Ung thư giai đoạn cuối; liệt; lao nặng kháng thuốc;… ốm đau thường xuyên đang điều trị tại bệnh viện liên tục 3 tháng trở lên…hoặc mắc bệnh khác mà được Hội đồng giám định y khoa hoặc bệnh viện cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên kết luận bằng văn bản là không còn tự phục vụ chăm sóc bản thân mà phải phụ thuộc người khác có nguy cơ tử vong cao.
– Thứ sáu: Theo Điều 11, Luật đặc xá thì người bị kết án hình phạt tù mà có thân nhân gia đình hoàn cảnh rất khó khăn và chính bản thân người bị kết án chính là lao động duy nhất trong gia đình mà được cơ quan Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình người đó cư trú xác nhận là đúng.
– Thứ bảy: Khi được cơ quan có thẩm quyền đặc xá thì chính người bị kết án không làm ảnh hưởng, tác động xấu đến an ninh, trật tự xã hội.
3. Hồ sơ đề nghị đặc xá
Để đề nghị đặc xá thì người bị kết án phạt tù cần chuẩn bị một bộ hồ sơ cụ thể như sau:
– Người bị kết án phạt tù sẽ phải làm đơn đề nghị đặc xá theo mẫu pháp luật hiện hành.
– Người bị kết án phạt tù sẽ làm một bản cam kết với nội dung như: không vi phạm pháp luật, tiếp tục thực hiện, chấp hành nghĩa vụ trả lại tài sản, nghĩa vụ dân sự ….theo mẫu pháp luật hiện hành.
– Nếu người bị kết án phạt tù là người đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù, người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng theo pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; người đang mắc bệnh hiểm nghèo năm trong danh mục bệnh hiểm nghèo, người đang ốm đau thường xuyên mà không còn khả năng để tự phục vụ bản thân; khi phạm tội là người dưới 18 tuổi; người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù; người từ đủ 70 tuổi trở lên; phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi đang ở với mẹ trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; người có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình; người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có tài liệu chứng minh theo quy định pháp luật.
– Người bị kết án chấp hành xong các hình phạt bổ sung là phạt tiền, nộp án phí, nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự.
– Người được thi hành án đồng ý cho người bị kết án phạt tù hoãn thi hành hoặc không phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước.
– Người bị kết án phạt tù là người nước ngoài phải có bản sao Hộ chiếu hoặc các tài liệu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực nhập cảnh (nếu có).
– Văn bản đề nghị đặc xá theo mẫu quy định của các cơ quan có thẩm quyền như: Hội đồng xét, đề nghị đặc xá của trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện,
– Đối với người bị kết án phạt tù đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì ngoài các điều kiện nêu trên thì còn phải có quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; văn bản nhận xét của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý người đó về việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
4. Người bị kết án tù chung thân thì có được hưởng đặc xá hay không?
Người bị kết án phạt tù chung thân mà được cơ quan có thẩm quyền giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá. Người nào mà bị kết án tù chung thân thì khi lần đầu tiên được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giảm xuống 30 năm tù và nếu có được giảm nhiều lần thì cũng phải đảm bảo chính xác thời hạn thực tế mà người bị kết án phạt tù chấp hành hình phạt là 20 năm. Nếu người bị kết án với không phải là một mà nhiều tội danh khác nhau trong đó có tội danh bị kết án là hình phạt phạt tù chung thân thì trường hợp này Tòa án mà xem xét để giảm án lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm. Nếu người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm án như vậy thì cần đáp ứng các điều kiện như mục 2 đã phân tích ở trên thì có thể được hưởng đặc xá.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và các bạn bè rất quan tâm đến quy định về đặc xá cho người phạm tội. Cho tôi hỏi người bị kết án tù chung thân thì có được hưởng đặc xá hay không? Thời gian phải thi hành án tối thiểu để được đặc xá của người bị kết án chung thân mà họ cố gắng cải tạo tốt là bao lâu? Ai là người có quyền cho phép đặc xá?
Luật sư tư vấn:
Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.
Theo điều 11 Luật đặc xá năm 2018 thì đối tượng được đề nghị đặc xá là “người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn đang chấp hành hình phạt tù…” Như vậy, người bị kết án tù chung thân muốn được hưởng đặc xá trước tiên phải được xét giảm án xuống tù có thời hạn.
Theo Điều 63 Bộ Luật hình sự, một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm. Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm, thì mới được xem xét giảm hình phạt. Sau khi đã được tòa án xét giảm từ tù chung thân xuống tù có thời hạn, người bị kết án tù chung thân sẽ được xem xét hưởng đặc xá của Chủ tịch nước như những người bị kết án tù có thời hạn khác theo các điều kiện sau:
“a) Chấp hành tốt quy chế, nội quy của trại giam, trại tạm giam; tích cực học tập, lao động; trong quá trình chấp hành hình phạt tù được xếp loại cải tạo từ loại khá trở lên; khi được đặc xá không làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Đã chấp hành hình phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là 1/3 thời gian đối với hình phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành hình phạt tù; ít nhất là 14 năm đối với hình phạt tù chung thân;
c) Đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm về tham nhũng hoặc một số tội phạm khác được Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá thì phải chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, bồi thường thiệt hại, án phí hoặc nghĩa vụ dân sự khác.”
Luật cũng quy định trong một số trường hợp đặc biệt, Chủ tịch nước có thể quyết định thời gian đã chấp hành hình phạt tù để làm căn cứ xét đặc xá ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b trên như: đã lập công lớn trong thời gian chấp hành hình phạt tù; là thương binh, bệnh binh, người có thành tích trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đang mắc bệnh hiểm nghèo hoặc ốm đau thường xuyên, khi phạm tội là người chưa thành niên, là người trên 70 tuổi, có hoàn cảnh gia đình khó khăn…
Như vậy, nếu người bị kết án chung thân cải tạo tốt thì có thể chỉ phải thi hành án tối đa là 14 năm tù, nhưng nếu thuộc các trường hợp đặc biệt thì vẫn có thể chỉ phải thi hành án ít hơn 14 năm tù, tùy theo quyết định của Chủ tịch nước.