Tù chung thân được xem là loại hình phạt không có thời hạn áp dụng đối với những đối tượng vi phạm quy định của pháp luật chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Vậy câu hỏi đặt: Người bị kết án tù chung thân có phải ngồi tù suốt đời hay không?
Mục lục bài viết
1. Người bị kết án tù chung thân có phải ngồi tù suốt đời không?
1.1. Hình phạt theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015:
Để hiểu cụ thể hơn về vấn đề giảm thời gian chấp hành hình phạt tù, trong đó có án tù chung thân. Thì cần phải tìm hiểu các quy định về hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam. Hình phạt được hiểu là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhầm tức bỏ hoặc hạn chế quyền lợi hợp pháp của người phạm tội, hiện nay hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự năm 2015 và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án quyết định. Theo Bộ luật hình sự năm 2015 hiện nay thì hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Nếu như hình phạt bổ sung chỉ đóng vai trò hỗ trợ nhằm đảm bảo và tăng cường hiệu quả của việc áp dụng hình phạt thì hình phạt chính đóng vai trò chủ đạo và thể hiện rõ nét các đặc điểm của hình phạt. Hình phạt chính hiện nay bao gồm những hình phạt sau:
– Hình phạt cảnh cáo;
– Hình phạt tiền;
– Hình phạt trục xuất;
– Hình phạt cải tạo không giam giữ;
– Hình phạt tù có thời hạn;
– Hình phạt tù chung thân;
– Hình phạt tử hình.
Như vậy có thể nói, chung thân là một trong những loại hình phạt được quy định trong pháp luật. Tù chung thân là hình phạt không có thời hạn được áp dụng đối với những đối tượng trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
1.2. Người bị kết án tù chung thân có phải ngồi tù suốt đời không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 của Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về người bị kết án tù chung thân nếu như đang chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định theo quy định của pháp luật và có nhiều tiến bộ, người bị kết án tù chung thân đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền có thể ra quyết định giảm thời gian chấp hành hình phạt cho người bị kết án tù chung thân. Như vậy thì, người bị kết án tù chung thân sẽ không phải ngồi tù suốt đời nếu như đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên. Tuy nhiên cần phải lưu ý:
– Một người có thể được giảm án nhiều lần nhưng phải đảm bảo chấp hành được 1/2 mức hình phạt đã tuyên bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Người bị kết án tù chung thân lần đầu sẽ được giảm xuống 30 năm tù theo quy định của pháp luật và dù được giảm nhiều lần cũng phải đảm bảo thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm;
– Trường hợp người bị kết án về nhiều tội khác nhau theo quy định của pháp luật trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án chỉ xem xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù trên thực tế, và dù được giảm nhiều lần tuy nhiên vẫn phải đảm bảo thời gian thực tế chấp hành là 25 năm;
– Đối với những người đã được giảm một phần hình phạt theo quy định của pháp luật mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới thuộc loại tội phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ tiến hành hoạt động xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được 2/3 mức hình phạt chung hoặc trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì việc xét giảm án sẽ được thực hiện theo quy định Điều 63 của Bộ luật hình sự năm 2015.
Như vậy theo phân tích ở trên thì có thể nói, người bị tuyên án tù chung thân vẫn có thể được tha và không phải ở tù suốt đời trong trường hợp xét thấy đáp ứng được những điều kiện theo quá trình phân tích ở trên, tức là xét thấy có nhiều tiến bộ, đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật. Người và tổ chung thân muốn được giảm án tù cũng phải đảm bảo thời hạn thực tế đã chấp hành hình phạt là 20 năm.
2. Thời điểm xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù:
Căn cứ vào Điều 12 của Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 12/8/2021 quy định về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tạm đình chỉ và giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, có ghi nhận về thời điểm xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù như sau:
– Việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 (ba) đợt, vào các dịp: Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), ngày Quốc khánh (2/9) và tết Nguyên đán. Đối với các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vào dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12) thay cho dịp tết Nguyên đán. Năm để xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được xác định từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đó;
– Mỗi năm 01 phạm nhân chỉ được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù 01 lần theo quy định tại Điều 38 của Luật Thi hành án hình sự. Sau lần xét giảm đầu tiên, nếu các năm tiếp theo phạm nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ được xét giảm vào đúng đợt mà đã được xét giảm lần đầu. Trường hợp đã được giảm mà thời hạn tù còn lại không đủ 01 năm thì năm tiếp theo có thể đề nghị xét giảm sớm hơn 01 đợt, nhưng vẫn phải bảo đảm mỗi năm chỉ được xét giảm 01 lần.
Như vậy, theo đó, việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được thực hiện mỗi năm 03 (ba) đợt, vào các dịp:
– Ngày giải phóng niền Nam, thống nhất đất nước (30/4);
– Ngày Quốc khánh (2/9);
– Tết Nguyên đán.
Đối với các trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ quốc phòng, thực hiện việc xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù vào dịp ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân (ngày 22 tháng 12) thay cho dịp tết Nguyên đán. Năm để xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù được xác định từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đó.
3. Ý nghĩa của việc giảm thời gian chấp hành hình phạt tù cho người bị kết án tù chung thân:
Quy định và triển khai thi hành trên thực tế các biện pháp tha tù trước thời hạn, trong đó áp dụng đối với trường hợp bị tuyến mức án tù chung thân có nhiều ý nghĩa tích cực sau:
Thứ nhất, biện pháp giảm thời gian chấp hành án tù thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước. Trong pháp luật Việt Nam thì nguyên tắc nhân đạo luôn là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất. Và những chính sách đối với người dưới 18 tuổi và chính sách khoan hồng với phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và với người cao tuổi … thì giảm thời gian chấp hành án tù cũng là một trong những biện pháp thể hiện rõ nét chính sách nhân đạo của nước ta.
Thứ hai, giảm thời gian chấp hành án tù sẽ tạo cơ hội cho những người đang chấp hành án chung thân được cải tạo và thi hành án trong môi trường bình thường, từ đó góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của việc giam giữ bằng lại, tạo thuận lợi cho việc tái hòa nhập với cộng đồng của người thi hành án sau khi hoàn thành việc chấp hành hình phạt tù của mình. Ngoài ra biện pháp cao tổ chức thời hạn cũng là động lực để người chấp hành hình phạt tù phấn đấu và cải tạo tốt trong quá trình thi hành án để có thể sớm được trả tự do và tái hòa nhập với cộng đồng. Đồng thời thì việc quy định điều kiện thử thách cho người được giảm thời gian chấp hành án tù cũng buộc người thi hành án có trách nhiệm với nhà nước và kiểm chế hành vi của mình trong việc phạm tội mới, từ đó nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tái phạm.
Thứ ba, khắc phục được những hạn chế và bất cập của chính sách đặc xá hoặc ân xá. Trên thực tế cho thấy hằng năm có hàng chục nghìn phạm nhân được trả tự do nhờ chính sách hiện sự nhân đạo của nhà nước, tuy nhiên số lượng người sau khi được đặc xá lại tiếp tục phạm tội mới là không hề nhỏ. Bởi sau khi đặc xá thì người được đặc xá không còn là người đang thi hành án và được hưởng những quyền của người đã chấp hành xong hình phạt tù, họ không bị rằng buộc về nghĩa vụ cũng như trách nhiệm với nhà nước. Chính vì vậy hiện tượng người được đặc xá tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới sau khi được trả tự do là không hề mới.
Thứ tư, góp phần nâng cao trách nhiệm của gia đình và cộng đồng cũng như toàn thể xã hội trong việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc tham gia giám sát và giáo dục người được giảm thời gian chấp hành án tù, để góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác thi hành án của nhà nước. Khuyến khích sự tham gia của gia đình người phạm tội và cộng đồng xã hội vào quá trình giám sát người được giảm thời gian chấp hành án tù cải tạo và nhận thức ra lỗi lầm của mình, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật để trở thành một công dân có ích cho xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 12/8/2021 quy định về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tạm đình chỉ và giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.