Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc xác định tư cách người tham gia tố tụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện đúng các quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự. Cùng tìm hiểu người bị hại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Mục lục bài viết
1. Người bị hại là gì?
Đầu tiên, bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản. Cá nhân này có thể là công dân Việt Nam, hoặc công dân nước ngoài nhưng phải là một con người cụ thể đang tồn tại. “Theo pháp luật Việt Nam, sự tồn tại đó bắt đầu từ khi người ta sinh ra còn sống và kết thúc khi được xác định là đã chết”
Hai là, bị hại là cơ quan, tổ chức được thành lập, tồn tại và đang hoạt động hợp pháp tại thời điểm bị tội phạm gây ra, hoặc đe dọa gây ra thiệt hại.
Thiệt hại do tội phạm gây ra cũng rất đa dạng, có thể là thiệt hại về thể chất (tính mạng, sức khỏe…); thiệt hại về tinh thần (danh dự, uy tín, nhân phẩm…); thiệt hại về tài sản (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt…). Thiệt hại phải là thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra, có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội. Trong một số trường hợp, do thiệt hại của tội phạm là quá lớn, tội phạm có thể bị xử lý ngay từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội, trong trường hợp này bị hại là cá nhân, tổ chức, cơ quan mà tội phạm đe dọa gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp.
Về mặt pháp lý, một người, cá nhân, tổ chức, cơ quan chỉ có thể được xem là bị hại khi được cơ quan tiến hành tố tụng xác định là bị hại. Hậu quả pháp lý là bị hại có những quyền và nghĩa vụ riêng của mình được pháp luật quy định. Tuy nhiên, đây chỉ là quy định về mặt hình thức. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả xem xét bị hại dưới góc độ là chủ thể chịu thiệt hại từ tội phạm. Vì thế các chủ thể này mới có quyền làm đơn yêu cầu KTVAHS với tư cách là bị hại, mà không cần phải chờ các cơ quan có thẩm quyền xác định tư cách bị hại rồi mới có quyền làm đơn yêu cầu KTVAHS trong các trường hợp KTVAHS theo yêu cầu bị hại.
Khái niệm của bị hại đã được rất nhiều các công trình nghiên cứu trước đây tổng kết và đưa ra. Tác giả xin đưa ra một số ví dụ như sau:
Tác giả Trịnh Quang Thắng trong luận văn thạc sĩ “Người bị hại trong luật tố tụng hình sự Việt Nam” định nghĩa: “Người bị hại là cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận”
Giáo trình luật tố tụng hình sự, Đại học Cần Thơ thì định nghĩa: “Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra”.
Theo quy định tại Điều 62
Tuy ngắn gọn và có đôi chỗ khác biệt nhưng các khái niệm trên đều thừa nhận mối quan hệ nhân quả giữa tội phạm và thiệt hại của bị hại, cũng như những loại thiệt hại mà bị hại có thể phải gánh chịu do tội phạm gây nên. Tuy nhiên, với sự bổ sung tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” vào nhóm những tội KTVAHS theo yêu cầu bị hại thì việc bổ sung chủ thể là cơ quan, tổ chức vào bị hại là cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế.
Tiếp thu và tổng hợp từ những công trình nghiên cứu trước đây, tác giả xin đưa ra định nghĩa bị hại như sau: “Bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu thiệt hại trực tiếp do tội phạm gây ra, hoặc đe doạ gây ra về thể chất, tinh thần, tài sản, uy tín”
2. Đặc điểm của bị hại:
Từ những phân tích nêu trên ta có thể rút ra một vài đặc điểm của bị hại như sau:
Thứ nhất, đối với trường hợp bị hại là cá nhân. Cá nhân này có thể là công dân Việt Nam, công dân nước ngoài… nhưng phải là người đang còn sống. Điều này có nghĩa là người chưa được sinh ra (thai nhi), hoặc người đã chết thì không được coi là bị hại. Vì vậy, Người đã chết do tội phạm cũng không được coi là bị hại.
Thứ hai, trường hợp bị hại là cơ quan, tổ chức. Đây là một quan điểm mới của BLHS 2015 và BLTTHS 2015, trước đây pháp luật chỉ thừa nhận bị hại là cá nhân. Cơ quan, tổ chức được coi là bị hại có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân, tuy nhiên cơ quan, tổ chức được coi là bị hại phải được thành lập hợp pháp, và đang hoạt động, tồn tại tại thời điểm tội phạm xảy ra. Tương tự như đặc điểm thứ nhất, cơ quan, tổ chức không còn tồn tại, hoặc đã giải thể… thì không được coi là bị hại
Thứ ba, thiệt hại của bị hại phải do tội phạm trực tiếp gây ra, có mối quan hệ nhân quả và phải là thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, danh dự.
Thiệt hại của bị hại phải do tội phạm trực tiếp gây ra khi tội phạm xâm phạm đến khách thể được pháp luật bảo vệ. Thiệt hại đó phải là trực tiếp, và có mối quan hệ nhân quả đối với tội phạm. Điều đó có nghĩa là, vì có tội phạm nên mới xảy ra thiệt hại, những hành vi của người thực hiện tội phạm trực tiếp gây ra những tổn thất, thiệt hại, cho bị hại. Không phải trường hợp nào bị thiệt hại do | tội phạm cũng là bị hại, mà còn có thể là nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự.
Thiệt hại của bị hại có thể là về thể chất (tính mạng, sức khỏe…), tinh thần (danh dự, nhân phẩm…), tài sản. Đối với những thiệt hại về thể chất và tài sản | thì có thể dễ dàng xác định thiệt hại; đối với những thiệt hại về tinh thần, uy tín của bị hại thì cần phải cẩn thận cân nhắc, đánh giá để xác định mức thiệt hại. Tuy nhiên, đối với những tội phạm xâm phạm về tinh thần, uy tín của bị hại thì đa số đều là “tội cấu thành hình thức, nghĩa là chỉ cần thực hiện hành vi xâm phạm đến danh dự, uy tín của bị hại thì đã đủ điều kiện để cấu thành tội phạm.
3. Quyền và nghĩa vụ của bị hại theo Bộ luật tố tụng hình sự:
Quyền của bị hại và người đại diện của họ được quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 như sau:
– Quyền được
– Quyền được đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu (điểm b khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
Đây là một trong những điểm mới của
– Quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá (điểm c khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
Nếu như trước đây, bị hại trong vụ án hình sự chỉ được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu thì theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015, bị hại còn có quyền trình bày ý kiến của mình về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án đồng thời có quyền yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá các tài liệu, đồ vật đó. Đây là một quy định nâng cao sự chủ động của bị hại khi tham gia tố tụng hình sự.
– Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật (điểm d khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
– Quyền được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án (điểm đ khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015):
Trong giai đoạn điều tra, khi cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra (Điều 229 Bộ luật tố tụng hình sự 2015), quyết định phục hồi điều tra (Điều 235 Bộ luật tố tụng hình sự 2015) và khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra phải thông báo cho bị hại, đương sự và người đại diện hợp pháp của họ (Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
– Quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật (điểm e khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015):
Khi có căn cứ để cho rằng người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, kiểm tra viên, thẩm phán, hội thẩm, thư ký toà án không vô tư trong khi tiến hành tố tụng và người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật không vô tư trong khi tham gia tố tụng thì bị hại có quyền đề nghị thay đổi họ (khoản 2 Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
– Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường (điểm g khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015):
Bị hại có quyền đề nghị hình phạt đối với người phạm tội để các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng xem xét sau khi đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và xác định sự thật khách quan của vụ án. Bị hại cũng có quyền đề nghị mức bồi thường thiệt hại và các biện pháp bảo đảm bồi thường thiệt hại do tội phạm xâm phạm.
– Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa (điểm h khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015):
– Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình (điểm i khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015):
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chính thức quy định đây là quyền của bị hại để họ có thể lựa chọn tự mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình hoặc là nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.
– Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này (điểm k khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
– Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa (điểm l khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
– Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án (điểm m khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
Trong trường hợp bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ chết hoặc trong trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định sơ thẩm theo hướng có lợi cho bị cáo hoặc theo hướng làm xấu hơn tình trạng của bị cáo. Trong trường hợp bị hại chỉ kháng cáo phần bản án hoặc quyết định sơ thẩm có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại, thì họ có thể uỷ quyền cho người khác. Người được uỷ quyền có các quyền và nghĩa vụ như người đại diện hợp pháp của nguyên đơn dân sự.
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (điểm n khoản 2 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
Bị hại có nghĩa vụ:
– Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;
– Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Trường hợp bị hại chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bị hại quy định tại Điều này.
– Cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và nghĩa vụ theo quy định.
4. Một số quy định về bị hại trong Bộ luật tố tụng hình sự:
Theo như quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bị hại có các đặc điểm sau đây:
– Thứ nhất, về chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức;
– Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín. Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp.
– Thứ ba, thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự.
– Thứ tư, công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.
Từ những phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm bị hại theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau: ”Bị hại là người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra. Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Nếu bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì cha, mẹ, người giám hộ của họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp của bị hại. Trong trường hợp bị hại chết thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của bị hại tham gia tố tụng với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại. Nếu bị hại là cơ quan, tổ chức thì đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức tham gia với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức không thể tham gia tố tụng được thì cơ quan, tổ chức phải cử người khác làm đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại. Trường hợp cơ quan, tổ chức thay đổi người đại diện thì pháp nhân phải thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”
Kết luận: Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về bị hại là rất quan trọng góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, tuy nhiên trong thực tiễn việc xác định chính xác bị hại cần nghiên cứu kỹ để tránh xác định sai tư cách tham gia tố tụng.