Điều kiện tuổi điều khiển xe gắn máy 50cc? Có cần bằng lái xe không? Người dưới tuổi thành niên có được điều khiển xe 50cm3? Điều khiển xe dung tích 50cc có cần giấy phép lái xe?
Hiện nay, quy định về độ tuổi điều khiển phương tiện xe gắn máy được quy định rất cụ thể và chi tiết. Bởi việc thực hiện quy định về an toàn giao thông đang ngày càng được đặc biệt quan tâm và đề cao tầm quan trọng. Chính vì vậy, bài viết Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật trong trường hợp độ tuổi điều khiển xe gắn máy 50cc.
Căn cứ pháp lý:
+
+
+ Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015
Mục lục bài viết
1. Quy định về độ tuổi điều khiển xe:
Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi lái xe như sau:
“1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3″.
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Như vậy, ta có thể thấy, việc quy định những độ tuổi cụ thể được điều khiển phương tiện giao thông được quy định rất chặt chẽ và rõ ràng. Việc điều khiển phương tiện có dung tích phù hợp với từng độ tuổi đã được quy định, phân loại theo từng độ tuổi, từng loại phương tiện. Theo đó với xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 thì phải do người đủ 16 tuổi trở lên điều khiển. Theo đó đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên thì người điều khiển phải đáp ứng đủ yêu cầu về độ tuổi là người đủ 18 tuổi trở lên.
2. Quy định về xe gắn máy:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 thì xe gắn máy được hiểu là các loại xe như sau:
d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;
đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;
Như vậy, ta có thể thấy xe gắn máy được hiểu là loại xe có động cơ điện có công suất không lớn hơn 4 kW, chạy bằng động cơ , có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc không được phép lớn hơn 50km/h
3. Điều khiển xe gắn máy có dung tích 50cc thì có cần bằng lái không?
Đối với trường hợp xe gắn máy có dung tích 50cc theo quy định Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi điều khiển là giành cho người từ đủ 16 tuổi trở lên mà theo quy định về độ tuổi được phép thi cấp bằng lái xe theo quy định tại điều 24 Thông tư 58/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 10 năm 2015 được quy định như sau:
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
Cùng với quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 ta có thể thấy
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3″.
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
Như vậy, khi điều khiển phương tiện là xe gắn máy có dung tích xi lanh 50cc thì chỉ cần đáp ứng độ tuổi từ đủ 16 trở lên, yêu cần về bằng lái xe là chưa cần phải bắt buộc có.
4. Mức xử phạt đối với trường hợp điều khiển phương tiện xe gắn máy khi chưa đủ độ tuổi:
Khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 có quy định về mức xử phạt đối với trường hợp điều khiển phương tiện khi chưa đủ độ tuổi như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;”
Như vậy, khi tham gia giao thông điều khiển phương tiện mà chưa đủ tuổi thì sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
Ngoài ra trong trường hợp vi phạm người điều khiển phương tiện mà không có giấy phép lái xe thì ngoài việc người điều khiển bị phạt, người giao xe cũng bị liên đới trách nhiệm và bị phạt trong trường hợp này theo quy định pháp luật.
Việc xử phạt sẽ do
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư Luật Dương gia, em có một vấn đề vướng mắc cần Luật sư Luật Dương gia hỗ trợ giải đáp như sau. Em năm nay 15 tuổi nếu chạy chiếc Max 50 thì có bị phạt tiền không? Nếu phạt là bao nhiêu? Nếu xe đó là của bạn em thì bạn em có bị phạt không? Nếu phạt là bao nhiêu? Mong được sớm phản hồi từ Luật sư Luật Dương gia. Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Luật Giao Thông đường bộ 2008 có quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông, theo đó người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định Điều 58, Điều 60 Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi lái xe như sau:
“1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3″.
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Bạn năm nay 15 tuổi nếu chạy chiếc Max 50 thuộc trường hợp không đủ tuổi để điều khiển loại xe như trên (đồng nghĩa với việc chưa được cấp giấy phép lái xe) thì bạn đã vi phạm, có thể bị xử phạt. Theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới: Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
Trường hợp của bạn sẽ không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo, cảnh cáo bằng văn bản và ra Quyết định xử phạt.
Trường hợp nếu chưa đủ 18 tuổi hoặc không có bằng lái (trừ xe gắn máy, dưới 50cm3) thì nghĩa là không đủ điều kiện lái xe, người giao xe (chủ xe) cho người vi phạm sẽ bị phạt theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019
“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng).”
Như vậy, nếu trường hợp người điều khiển phương tiện chưa đủ tuổi; không có giấy phép lái xe thì theo quy định pháp luật ngoài việc người điều khiển bị phạt, người giao xe cho người trực tiếp điều khiển phương tiện cũng bị liên đới chịu trách nhiệm và bị phạt theo quy định pháp luật.