Giấc ngủ là một phần trong cuộc sống của mỗi người và tư thế ngủ có ảnh hưởng quan trọng tới sức khỏe. Một số người chọn nằm nghiêng bên phải khi ngủ, một số khác lựa chọn nằm nghiêng bên trái hoặc nằm ngửa mà không biết nằm nghiêng bên nào tốt hơn.
Mục lục bài viết
1. Nằm ngủ nghiêng bên trái:
Con người luôn cần một giấc ngủ tốt để hồi phục sau một ngày làm việc vất vả và chuẩn bị sẵn sàng cho một ngày mới đầy năng lượng. Chất lượng giấc ngủ được quyết định dựa vào nhiều yếu tố, trong đó tư thế nằm ngủ là đặc điểm có ảnh hưởng quan trọng. Ngủ nằm nghiêng bên nào tốt là thắc mắc chung của nhiều người. Thực tế chỉ ra, nằm nghiêng bên trái được chọn làm tư thế ngủ cho sức khỏe với nhiều ích lợi mà nó mang lại khi so sánh với các tư thế khác.
Nằm nghiêng bên trái trong khi ngủ có nhiều lợi ích lên sức khỏe của con người nhìn trên tổng quát, ảnh hưởng lên hoạt động của nhiều cơ quan trên cơ thể. Một số ích lợi của tư thế ngủ nằm nghiêng bên trái bao gồm:
1.1. Tốt cho hệ tiêu hóa:
Không nên ăn trước khi ngủ vì cơ quan tiêu hóa cần quá trình dài để nghỉ ngơi, nếu nạp năng lượng sẽ làm cơ thể tích mỡ. Thật ra không hoàn toàn như vậy. Sau khi ăn, quá trình tiêu hóa vẫn sẽ tiếp tục dù cho bạn ngủ hay thức. Đó là lý do có nhiều lời khuyên kiểu như: “Nên ăn nhẹ trước khi ngủ”, bởi dạ dày của bạn cần một chút nhiên liệu để tận dụng tối đa quá trình tiêu hóa đó.
Lúc này cần nằm nghiêng bên trái khi ngủ. Dạ dày nằm phía bên trái và trên tuyến tụy. Nếu bạn nằm nghiêng về bên này, thức ăn sẽ đi vào ruột già dễ dàng hơn. Ngoài ra, enzyme tiêu hóa (tiết ra từ tuyến tụy) cũng được hỗ trợ để thúc đẩy trơn tru quá trình này.
Việc nằm nghiêng bên trái đã được chứng minh có vai trò hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày. Khi ta tối ngay trước khi ngủ, với khối lượng thức ăn nhiều hay ít, đều được tiêu hóa trong một thời gian sau đó bao gồm cả khi ngủ. Ở khoang bụng, dạ dày nằm ở bên trái phần bụng trên. Thức ăn từ dạ dày cùng với các enzym tiêu hóa đi xuống ruột non và ruột già được thuận tiện hơn khi cơ thể nằm nghiêng bên trái. Điều này hỗ trợ cho việc tiêu hóa hấp thu thức ăn cũng như cải thiện quá trình bài tiết chất thải vào tháng hôm sau. Ngoài ra, việc nằm nghiêng bên trái khi ngủ cũng phù hợp với những người mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng vì làm giảm triệu chứng ợ hơi ợ nóng. Chỗ nối thực quản và dạ dày được giữ ở vị trí cao hơn mức bình thường nên dịch tiêu hóa có tính axit ở dạ dày không có khả năng trào ngược nên các triệu chứng ợ hơi, đau bụng được giảm nhẹ.
1.2. Giảm áp lực cho tim:
Tim là một cơ quan đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể người, cơ quan này phải làm việc liên tục, không ngừng nghỉ trong suốt cuộc đời của mỗi người. Việc co bóp và tống máu đi nuôi cơ thể của tim chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến từ thói quen sinh hoạt vì thế cần duy trì những việc làm hỗ trợ hoạt động của tim. Nằm ngủ nghiêng bên trái có tác dụng giảm thiểu áp lực của hệ thống tuần hoàn ngoại biên lên tim, từ đó việc bơm máu đi nuôi các cơ quan khác nhau trong cơ thể của tim được thực hiện một cách dễ dàng hơn. Vì thế nằm nghiêng bên trái khi ngủ có tác dụng hỗ trợ cơ tim, đặc biệt ở những người có sẵn các bệnh tim mạch.
Nằm nghiêng bên trái còn có tác dụng cải thiện lưu thông hệ thống mạch bạch huyết trong cơ thể. Dịch bạch huyết là một chất lỏng có mặt khắp các cơ quan trong cơ thể, đóng vai trò miễn dịch nhờ vào khả năng đào thải các chất có hại trong cơ thể. Tắc nghẽn hệ bạch huyết là một trong những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe con người.
1.3. Ảnh hưởng lên hệ cơ xương khớp:
Những người bệnh bị mắc các bệnh lý xương khớp như đau cột sống thắt lưng mạn tính nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ mặc dù bác sĩ thường khuyên nằm ngửa để giữ trục cột sống được thẳng. Nằm nghiêng trái có vai trò tăng tuần hoàn trong cơ thể, giữ được trục của các vùng đốt sống cổ, ngực, thắt lưng được thẳng. Khi nằm nghiêng trái, chân nên được gập nhẹ vào ngực để duy trì độ cong tự nhiên của cột sống. Gập chân vào ngực quá nhiều khiến cột sống bị uốn cong quá mức, gây đau cho người bệnh.
1.4. Giảm ngáy khi ngủ:
Hãy tập ngủ nghiêng để chứng ngáy không còn quấy rầy. Trong giấc ngủ, miệng, cổ họng và lưỡi thư giãn hoàn toàn. Ngủ ngửa là tư thế tệ nhất vì khi đó, các bộ phận này có thể gây tắc nghẽn một phần đường thở – nguyên nhân gây ra chứng ngáy. Song nếu bạn nằm nghiêng bên trái, lưỡi sẽ ở vị trí trung lập để không làm ảnh hưởng đến đường thờ. Nhờ vậy, chứng ngáy được giảm thiểu phần nào.
Việc ngủ ngáy không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bản thân mà nhiều lúc còn gây phiền toái cho những người xung quanh. Tập ngủ ở tư thế nằm nghiêng trái là một trong những biện pháp nên làm để giảm nhẹ chứng ngáy. Ngủ ngửa là tư thế tồi tệ nhất cho những người mắc phải chứng ngáy khi ngủ vì ở tư thế ngày lưỡi có xu hướng tụt về phía sau vùng họng, chèn ép vào đường thở, là cơ chế hình thành tiếng ngày khi ngủ. Nằm nghiêng trái khi ngủ là tư thế giúp duy trì lưỡi ở vị trí trung gian, làm thông thoáng đường thở.
1.5. Có lợi cho phụ nữ mang thai:
Cơ thể phụ nữ mang thai phải đảm nhiệm nhiệm vụ lưu thông máu cho hai cơ thể – một công việc đòi hỏi lượng máu nhiều hơn người bình thường. Chẳng những vậy, em bé đang phát triển trong bụng mẹ còn gây áp lực lên cột sống và các cơ quan khác. Nằm ngủ bên trái giúp lưu thông máu, giảm áp lực từ thai nhi lên cột sống của mẹ, đồng thời bảo vệ gan cũng như các cơ quan khác khỏi bị chèn ép quá nhiều.
Trong thai kỳ, tử cung tăng kích thước lên hàng trăm lần và nằm lệch phía bên phải ổ bụng của người phụ nữ. Vị trí tử cung trong khi mang thai không thuận lợi cho hoạt động lưu thông máu của cơ thể vì chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới và nhiều cơ quan khác. Trong khi đó, quá trình mang thai làm tăng thể tích tuần hoàn bên trong cơ thể và yêu cầu về việc lưu thông máu được đặt ở mức cao hơn. Vì thế nằm nghiêng bên trái là động tác giúp đưa tử cung về vị trí trung gian, giảm chèn ép mạch máu và tăng lưu thông tuần hoàn trong cơ thể người mẹ.
1.6. Hỗ trợ hệ bạch huyết:
Có thể thấy bạch huyết là dịch trong suốt bao bọc các mô của cơ thể, giữ cân bằng chất lỏng và loại bỏ vi khuẩn khỏi các mô. Bạch huyết đảm nhiệm chức năng miễn dịch cho cơ thể nên có thể đào thải chất độc và các chất thải khác. Do đó, tắc nghẽn ở bất cứ đâu trong hệ bạch huyết cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nếu vậy khi ngủ nên nằm nghiêng bên nào tốt? Câu trả lời là ngủ nghiêng bên trái, khi đó hệ thống bạch huyết sẽ được hỗ trợ để lọc chất thải hiệu quả.
1.7. Giúp giảm chứng ợ nóng:
Ngủ nằm nghiêng bên nào tốt? Tư thế ngủ nghiêng bên trái đặc biệt thích hợp với những người mắc chứng ợ nóng. Ở tư thế này, điểm nối giữa dạ dày và thực quản được giữ cao hơn mức axit dạ dày, từ đó làm giảm lượng axit rò rỉ ra khỏi dạ dày vào thực quản – nguyên nhân gây ra các cơn đau liên quan đến ợ nóng. Nếu bạn nằm ngủ bên phải, điểm nối này nằm thấp hơn, khiến axit trào qua và làm chứng ợ nóng có nguy cơ gia tăng.
2. Nằm ngủ nghiêng bên phải:
Việc nằm ngủ nghiêng bên phải trong khi ngủ được xem là tư thế có ảnh hưởng xấu nhất đến sức khỏe. Những phụ nữ mang thai khi ngủ nằm nghiêng sang phải sẽ gây tăng áp lực đè ép lên mạch máu và các cơ quan trong ổ bụng, cản trở hoạt động và lưu thông máu trong cơ thể, giảm lượng máu qua bánh nhau đến nuôi thai nhi. Những người thường xuyên bị ợ nóng do bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng sẽ gặp phải nhiều phiền toái hơn khi chọn nằm nghiêng phải. Triệu chứng trào ngược diễn tiến nặng nề hơn trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
3. Nằm ngửa:
Tư thế nằm ngửa khi ngủ rất phổ biến và được khuyên thực hiện cho nhiều người nhưng vẫn có các nhược điểm riêng. Nhiều người mắc bệnh hen phế quản, có chứng ngáy khi ngủ nên tránh nằm ngửa vì nguy cơ gây hẹp đường thở và giảm lượng oxy lưu thông trong máu. Người khỏe mạnh nằm ngửa nên chọn loại gối cứng để nâng cao phần đầu cổ, tránh được hẹp đường thở tại vị trí hầu họng, giúp khắc phục được yếu điểm của tư thế nằm ngửa khi ngủ.