Hành vi ngồi một bên điều khiển xe máy xe điện là hành vi nguy hiểm của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông không tuân thủ theo các quy định an toàn giao thông. Vậy nếu có hành vi ngồi nghe một bên để điều khiển xe máy xe máy điện thì có bị xử phạt?
Mục lục bài viết
- 1 1. Ngồi về một bên điều khiển xe máy, xe máy điện có bị phạt?
- 2 2. Người ngồi về một bên điều khiển xe máy điện có bị tịch thu xe không?
- 3 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người ngồi về một bên điều khiển xe máy điện là bao lâu?
- 4 4. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ngồi về một bên điều khiển xe máy, xe máy điện:
1. Ngồi về một bên điều khiển xe máy, xe máy điện có bị phạt?
Hành vi ngồi về một bên điêu khiển xe máy hoặc xe máy điện là một trong những hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ. Do đó nếu một người có hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 8, khoản 9 Điều 6
Thứ nhất, có các tư thế hoặc hành vi điều khiển xe không đúng theo thiết kế của xe bao gồm: Lái xe buông cả hai tay hoặc dùng chân để lái xe hoặc ngồi hẳn về một bên để điều khiển xe, nằm lên yên xe điều khiển xe, trong khi xe đang chạy nhưng vẫn thay người điều khiển xe, quay lưng về phía tay lái để điều khiển xe hoặc che mắt khi điều khiển xe.
Thứ hai, người lái xe có hành vi lạng lách đánh võng khi đang lái xe trên đường bộ trong hoặc ngoài khu vực đô thị.
Thứ ba, lái xe chỉ bằng bánh sau hoặc bánh trước hoặc chị lái xe bằng hai bánh đối với lại xe ba bánh.
Thứ tư, điều khiển xe thành nhóm song song từ 02 xe trở lên và chạy xe vượt quá tốc độ quy định.
Thứ năm, lái xe đã gây ra hậu quả tai nạn giao thông nhưng lại không dừng lại không giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn bỏ trốn sau khi gây tai nạn và không đến trình báo cơ quan có thẩm quyền để giải quyết cũng không tham gia vào việc cấp cứu cho người bị tai nạn.
Thứ sáu, người lái xe điều khiển xe nhưng trong máu hoặc hơi thở của người đó có nồng độ cồn vượt quá mức quy định 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Thứ bảy, khi có hiệu lệnh của người thi hành công vụ để yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn nhưng cố tình không chấp hành.
Thứ tám, người lái xe điều khiển phương tiện trên đường nhưng trong có thể có dương tính với chất ma túy
Thứ chín, khi có hiệu lệnh của người thi hành công vụ yêu cầu thực hiện kiểm tra chất ma túy nhưng người lái xe không chấp hành
Áp dụng hình phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng nếu như người lái xe có các hành vi vi phạm tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP mà xảy ra tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra của người đang thi hành công vụ.
Như vậy, có thể xác định mức xử phạt đối với trường hợp người có hành vi ngồi về một bên điều khiển xe máy, xe máy điện có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Và trong trường hợp người có hành vi ngồi về một bên điều khiển xe máy xe máy điện gây ra tai nạn giao thông hoặc khi có hiệu lệnh của người thi hành công vụ yêu cầu dừng xe để kiểm tra nhưng không thực hiện thì người đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
2. Người ngồi về một bên điều khiển xe máy điện có bị tịch thu xe không?
Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt tiền người điều khiển phương tiện có thành viên ngồi về một bên để điều khiển phương tiện là xe máy hoặc xe máy điện còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung sau đây:
– Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng
– Trường hợp sau khi đã thực hiện hành vi vi phạm đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng lại tái phạm hoặc thực hiện hành vi vi phạm nhiều lần thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện vi phạm
Như vậy, có thể thấy ngoài bị áp dụng hình phạt tiền thì người có hành vi ngồi về một bên điều khiển xe máy xe máy điện còn bị áp dụng hình phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn từ 02 tháng đến 04 tháng. Nếu như sau khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi ngồi một bên để điều khiển xe máy xe máy điện nhưng vẫn tiếp tục tái phạm hoặc có hành vi vi phạm nhiều lần thì sẽ bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời hạn từ 03 tháng đến 05 tháng, đồng thời sẽ bị tịch thu phương tiện vi phạm. Do đó
3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người ngồi về một bên điều khiển xe máy điện là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 quy định rõ về thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong đó xác định thời hiệu để thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các chủ thể có hành vi vi phạm là 1 năm ngoại trừ các trường hợp có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020
Như vậy, có thể xác định được thời hiệu để áp dụng các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người lái xe có hành vi ngồi về một bên để điều khiển phương tiện là xe máy hoặc xe máy điện là 01 năm kể từ ngày có hành vi vi phạm xảy ra.
4. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ngồi về một bên điều khiển xe máy, xe máy điện:
Căn cứ theo quy định tại điều 74, 75, 76, 77, 78 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP cá nhân cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi ngồi về một bên để điều khiển xe máy xe máy điện bao gồm:
-Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
-Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao
-Cảnh sát trật tự cảnh sát phản ứng nhanh cảnh sát cơ động cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ
Cần lưu ý: mức phạt tiền được áp dụng để phân định thẩm quyền xử phạt theo quy định tại các điều bài năm bài sáu bài bẩy của nghị định là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân còn đối với tổ chức thì thẩm quyền xử phạt sẽ gấp hai lần tương ứng với từng lĩnh vực.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020;
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.