Thị trường ngoại hối đã tồn tại từ lâu đời, tuy nhiên vẫn có nhiều trader hiểu nhầm ngoại hối có khái niệm tương tự với ngoại tệ. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin hữu ích liên quan đến câu hỏi ngoại hối là gì? Phân biệt giữa ngoại hối và ngoại tệ?
Mục lục bài viết
- 1 1. Ngoại hối là gì? Phân biệt giữa ngoại hối và ngoại tệ?
- 2 2. Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- 3 3. Nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước trong quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối là gì?
- 4 4. Việc quản lý ngoại hối trong bảo lãnh ngân hàng được quy định như thế nào?
1. Ngoại hối là gì? Phân biệt giữa ngoại hối và ngoại tệ?
1.1. Ngoại hối là gì?
Ngoại hối đó là một thuật ngữ dùng để chỉ tất cả những phương tiện thanh toán được sử dụng trong giao dịch quốc tế. Cụ thể hơn, ngoại hối trong đó bao gồm:
- Tài sản: Là những tài sản mà hiện nay có thể chuyển đổi thành tiền nước ngoài, chẳng hạn như tiền mặt, vàng, ngoại tệ,…
- Quyền tài sản: Là những quyền có thể được thực hiện để đổi lấy tiền nước ngoài, chẳng hạn như trái phiếu, cổ phiếu,…
- Một số khái niệm liên quan đến ngoại hối:
- Thị trường ngoại hối: Đó là thị trường nơi các ngân hàng, tổ chức tài chính, cá nhân,… mua bán, trao đổi ngoại hối.
- Tỷ giá hối đoái: Là giá trị của một loại tiền tệ so với một loại tiền tệ khác.
- Tỷ giá mua vào: Là tỷ giá mà ngân hàng dùng để mua ngoại tệ.
- Tỷ giá bán ra: Là tỷ giá mà ngân hàng dùng để bán ngoại tệ.
Dưới đây là một số ví dụ về ngoại hối:
- Tiền mặt: Tiền mặt của một quốc gia khác được gọi là ngoại tệ. Ví dụ như, tiền USD của Mỹ là ngoại tệ đối với Việt Nam.
- Vàng: Vàng là một tài sản có thể được chuyển đổi thành tiền của bất kỳ quốc gia nào. Do đó, vàng cũng được coi là ngoại hối.
- Cổ phiếu: Cổ phiếu của một công ty nước ngoài được gọi là ngoại hối. Ví dụ, cổ phiếu của Apple được xác định là ngoại tệ đối với Việt Nam.
- Trái phiếu: Trái phiếu của chính phủ hoặc doanh nghiệp nước ngoài được gọi là ngoại tệ. Ví dụ, trái phiếu chính phủ Mỹ là ngoại tệ đối với Việt Nam.
1.2. Phân biệt ngoại hối và ngoại tệ:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 sửa đổi bổ sung 2022 quy định theo đó:
Ngoại hối gồm:
- Đồng tiền của các quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
- Phương tiện tiến hành thanh toán bằng ngoại tệ bào gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
- Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
- Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Ngoại tệ gồm:
- Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên đây thì ngoại tệ là một phần của ngoại hối. Ngoại tệ là ngoại hối nhưng ngoại hối thì không phải là ngoại tệ vì ngoài ngoại tệ thì ngoại hối còn gồm phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
2. Tổ chức của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 sửa đổi bổ sung 2022 quy định về tổ chức của Ngân hàng Nhà nước như sau:
- Ngân hàng Nhà nước sẽ được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác.
- Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước sẽ do Chính phủ quy định.
- Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước sẽ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật này.
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ có trách nhiệm ra quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước; quyết định thành lập, chấm dứt hoạt động theo thẩm quyền các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu, thông tin, lý luận khoa học ngân hàng, cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kho quỹ, dịch vụ công nghệ tin học ngân hàng và thanh toán, dịch vụ thông tin tín dụng.
Theo đó, thì ngân hàng Nhà nước được tổ chức thành hệ thống tập trung, thống nhất, gồm bộ máy điều hành và các đơn vị hoạt động nghiệp vụ tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc khác.
3. Nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước trong quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước trong quản lý nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối như sau:
- Quản lý các hoạt động ngoại hối trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam;
- Quản lý các hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối; hoạt động ngoại hối khu vực biên giới theo quy định của pháp luật;
- Quản lý việc dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Quản lý về việc mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia;
- Quản lý mua, bán ngoại hối đối với ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của pháp luật;
- Công bố tỷ giá hối đoái; quyết định chế độ tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái;
- Cấp, thu hồi đối với các văn bản chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác;
- Quản lý ngoại hối đối với các hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài;
- Quản lý hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của người cư trú là các đối tượng đã được thực hiện tự vay, tự trả nợ nước ngoài;
- Hướng dẫn về thủ tục, tổ chức thực hiện xác nhận đăng ký hoặc đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh;
- Quản lý các hoạt động cho vay, thu hồi nợ nước ngoài, bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế.
4. Việc quản lý ngoại hối trong bảo lãnh ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh như sau:
- Việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ phải được thực hiện phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế được quy định tại giấy phép hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ chỉ được thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng đối với nghĩa vụ tài chính hợp pháp bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế được quy định tại giấy phép hoạt động của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 sửa đổi bổ sung 2022;
– Nghị định 102/2022/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
– Thông tư 11/2022/TT-NHNN uy định về bảo lãnh ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
THAM KHẢO THÊM: