Vận chuyển hàng hóa (hay còn được gọi là hoạt động vận tải) có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên nhiều người thắc mắc, nghiệp vụ vận tải là gì? Và bài kiểm tra nghiệp vụ vận tải bao gồm những gì?
Mục lục bài viết
1. Nghiệp vụ vận tải là gì?
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, nhu cầu di chuyển của con người ngày càng trở nên mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó bao gồm cả lĩnh vực thương mại và lĩnh vực giải trí. Theo đó thì có thể nói, kinh doanh thương mại được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đang được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chú trọng đầu tư và phát triển vô cùng mạnh mẽ, đây được coi là ngành nghề then chốt, ngành nghề kinh doanh được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền, bắt buộc cần phải thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh để có thể hoạt động hợp pháp.
Trong một số điều kiện quan trọng, để các đơn vị kinh doanh vận tải có thể thực hiện hiệu quả vai trò của mình, cần phải được tiến hành hoạt động tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông. Theo quy định của pháp luật hiện nay, vẫn chưa có bất cứ điều luật trong văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm cụ thể về nghiệp vụ vận tải. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm nghiệp vụ vận tải như sau:
Nghiệp vụ vận tải là hệ thống quá trình nhằm mục đích di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, cụ thể là từ nơi giao hàng đến nơi nhận hàng sao cho nhanh chóng, thuận tiện nhất, di chuyển với chi phí thấp nhất.
2. Bài kiểm tra nghiệp vụ vận tải bao gồm những gì?
Trong bộ 600 câu hỏi thi lý thuyết lái xe ô tô, thì câu hỏi về nghiệp vụ vận tải bao gồm 26 câu, từ câu 167 đến câu 192 (thuộc phần câu hỏi về các khái niệm và quy tắc giao thông đường bộ). Cụ thể như sau:
Câu 167: Người lái xe khách, xe buýt cần thực hiện những nhiệm vụ gì dưới đây?
– Luôn có ý thức về tính tổ chức, tính kỷ luật, cần phải thực hiện nghiêm biểu đồ xe chạy được phân công; thực hiện đúng hành trình, lịch trình, đón trả khách đúng nơi quy định; giúp đỡ hành khách khi đi xe, đặc biệt là những người khuyết tật, những đối tượng là người già, những đối tượng là trẻ em và phụ nữ có thai, hoặc có con nhỏ;
– Luôn có ý thức về tính tổ chức, tính kỷ luật, cần phải thực hiện linh hoạt biểu đồ xe chạy được phân công để tiết kiệm chi phí; cần phải thực hiện đúng hành trình, lịch trình khi có khách đi xe, đón trả khách ở những nơi thuận tiện cho hành khách đi xe.
Câu 168: Trong hoạt động vận tải đường bộ, các hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
– Vận chuyển hàng nguy hiểm tuy nhiên trong quá trình đó vẫn có giấy phép;
– Vận chuyển động vật hoang dã tuy nhiên vẫn thực hiện đủ các quy định có liên quan;
– Vận chuyển hàng cấm lưu thông; vận chuyển trái phép hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.
Câu 169: Trong hoạt động vận tải khách, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
– Cạnh tranh nhau nhằm tăng lợi nhuận;
– Giảm giá để thu hút khách;
– Đe dọa, có hành vi xúc phạm, tranh giành, có hành vi lôi kéo hành khách; có hành vi bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; có hành vi xuống khách nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá số người quy định;
– Tất cả các ý trên.
Câu 170: Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được lái xe liên tục quá bao nhiêu giờ trong trường hợp dưới đây?
– Không được vượt quá 4 giờ;
– Không được vượt quá 6 giờ;
– Không được vượt quá 8 giờ;
– Liên tục tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng của người lái xe.
Câu 171: Thời gian làm việc trong một ngày của người lái xe ô tô không được vượt quá bao nhiêu giờ trong trường hợp dưới đây?
– Không được vượt quá 8 giờ;
– Không được vượt quá 10 giờ;
– Không được vượt quá 12 giờ;
– Không hạn chế tùy thuộc vào sức khỏe và khả năng của người lái xe.
Câu 172: Người lái xe khách phải chấp hành những quy định nào dưới đây?
– Đón, trả khách đúng nơi quy định, không chở hành khách trên mui, trong khoang hành lý hoặc để hành khách đu bám bên ngoài xe;
– Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;
– Chở hành khách trên mui; đề hàng hóa trong khoang chở khách, chở quá số người theo quy định;
– Cả ý 1 và ý 2.
Câu 173: Lái xe kinh doanh vận tải khách phải có trách nhiệm gì sau đây?
– Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành; kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn;
– Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy;
– Đón trả khách tại vị trí do khách hàng yêu cầu;
– Cả ý 1 và ý 2.
Câu 174: Người kinh doanh vận tải hành khách có những quyền hạn nào dưới đây?
– Tự ý thay đổi vị trí đón, trả khách theo hợp đồng vận chuyển hoặc đón thêm người ngoài danh sách hành khách đã ký;
– Từ chối vận chuyển trước khi phương tiện rời bến, rời vị trí đón trả khách theo hợp đồng vận chuyển những người đã có vé hoặc người trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc kinh doanh vận tải, ảnh hưởng đến sức khỏe, tài sản của người khác, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm;
– Cả ý 1 và ý 2.
Câu 175: Hành khách có các quyền gì khi đi trên xe ô tô vận tải khách theo tuyến cố định?
– Được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh về chất lượng vận tải; được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của xe; được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
– Được vận chuyển theo hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh về vận tải; được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 50 kg và với kích thước không quá cồng kềnh; được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé.
Câu 176: Hành khách có các nghĩa vụ gì khi đi trên xe ô tô vận tải hành khách?
– Mua vé và trả cước, phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định; có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian thỏa thuận; chấp hành quy định về vận chuyển; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
– Được mang theo hành lý, hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông khi đã trả cước, phí vận tải;
– Cả ý 1 và ý 2.
Câu 177: Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các quyền gì ở dưới đây?
– Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp thông tin cần thiết về hàng hóa để ghi vào
– Yêu cầu xếp hàng hóa vận chuyển trên xe vượt quá chiều cao quy định nhưng phải được chằng buộc chắc chắn;
– Yêu cầu xếp hàng hóa vượt tải trọng với tỷ lệ là 10%.
Câu 178: Người kinh doanh vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ gì dưới đây?
– Cung cấp phương tiện và thực hiện thời gian, thực hiện địa điểm giao hàng hóa cho người nhận hàng theo điều kiện của người kinh doanh vận tải; thực hiện chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, chịu trách nhiệm về hậu quả mà người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải phù hợp với quy định của pháp luật;
– Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, xuất phát từ nguyên nhân hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng; bồi thường thiệt hại do người làm công, người đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc được người kinh doanh vận tải giao; chịu trách nhiệm về hậu quả mà người làm công, chịu trách nhiệm về hậu quả mà người đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của người kinh doanh vận tải trái với quy định của pháp luật;
– Cả ý 1 và ý 2.
Câu 179: Người thuê vận tải hàng hóa có các quyền hạn gì dưới đây?
– Từ chối xếp hàng lên phương tiện khi nhận thấy phương tiện đó không đúng thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Từ chối xếp hàng hóa lên phương tiện khi nhận thấy phương tiện đó không phù hợp với yêu cầu; yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng; yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại khi người kinh doanh vận tải gây thiệt hại.
Câu 180: Người thuê vận tải hàng hóa có các nghĩa vụ gì dưới đây?
– Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp pháp về hàng hóa trước khi giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải; đóng gói hàng hóa đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hóa đầy đủ, rõ ràng; giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đúng thời gian, địa điểm và nội dung khác ghi trong giấy gửi hàng;
– Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hợp pháp về phương tiện vận chuyển hàng hoá và giao cho người lái xe; xếp hàng hoá lên phương tiện vận chuyển đảm bảo an toàn; giao hàng hóa cho người nhận hàng đúng thời gian, địa điểm;
– Cả ý 1 và ý 2.
Câu 181: Người nhận hàng có các quyền gì dưới đây?
– Nhận và kiểm tra hàng hóa nhận được theo
– Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải để yêu cầu người lái xe bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hóa; nhận hàng hóa không theo giấy vận chuyển hoặc chứng từ tương đương khác;
Cả ý 1 và ý 2.
Câu 182: Người nhận hàng có các nghĩa vụ gì dưới đây?
– Nhận hàng hóa đúng thời gian, địa điểm đã thỏa thuận;
– Xuất trình giấy vận chuyển và giấy tờ tùy thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hóa; thanh toán chi phí phát sinh do nhận hàng chậm;
– Cả ý 1 và ý 2.
Câu 183: Hàng siêu trường, siêu trọng được hiểu như thế nào là đúng?
– Là hàng có kích thước vượt quá kích thước và trọng lượng của xe;
– Là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng có thể tháo rời;
– Là hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá giới hạn quy định nhưng không thể tháo rời ra được.
Câu 184: Việc vận chuyển động vật sống phải tuân theo những quy định nào dưới đây?
– Tùy theo loại động vật sống, người kinh doanh vận tải yêu cầu người thuê vận tải áp tải để chăm sóc trong quá trình vận tải;
– Người thuê vận tải chịu trách nhiệm về việc xếp dỡ động vật sống theo hướng dẫn của người kinh doanh vận tải; trường hợp người thuê vận tải không thực hiện được thì phải trả cước, phí xếp, dỡ cho người kinh doanh vận tải;
– Cả ý 1 và ý 2.
Câu 185: Xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải chấp hành những quy định nào dưới đây?
– Phải có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp, xe vận chuyển hàng nguy hiểm không được dừng, đỗ nơi đông người, những nơi dễ xảy ra nguy hiểm;
– Phải được chuyên chở trên xe chuyên dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm; xe vận chuyển hàng nguy hiểm phải chạy liên tục không được dừng, đỗ trong quá trình vận chuyển;
– Cả ý 1 và ý 2.
Câu 186: Trong đô thị, người lái xe buýt, xe chở hàng phải thực hiện những quy định nào dưới đây?
– Người lái xe buýt phải chạy đúng tuyến, đúng lịch trình và dừng đỗ đúng nơi quy định; người lái xe chở hàng phải hoạt động đúng tuyến, phạm vi và thời gian quy định đối với từng loại xe;
– Người lái xe buýt, xe chở hàng đón, trả khách, hàng hóa theo thỏa thuận giữa hành khách, chủ hàng và người lái xe.
Câu 187: Việc vận chuyển hàng hóa bằng xe ô tô phải chấp hành các quy định nào dưới đây?
– Hàng vận chuyển trên xe phải được xếp đặt gọn gàng và chằng buộc chắc chắn;
– Khi vận chuyển hàng rời phải che đậy, không để rơi vãi;
– Cả ý 1 và ý 2.
Câu 188: Những ký hiệu hàng hóa dưới đây, ký hiệu nào chống mưa?
Câu 189: Ký hiệu chuyên dùng nào biểu hiện hàng chuyên chở phải tránh ánh nắng mặt trời?
Câu 190: Hình nào dưới đây biểu hiện hàng chuyên chở dễ vỡ phải cẩn thận?
Câu 191: Hình nào dưới đây đòi hỏi hàng phải xếp theo hướng thẳng đứng?
Câu 192: Hình nào dưới đây biểu hiện hàng chuyên chở là chất lỏng?
3. Điều kiện tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải của các các đơn vị kinh doanh vận tải:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có quy định cụ thể về vấn đề tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe cùng với nhân viên phục vụ trên xe. Theo đó, các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ phải có nghĩa vụ tổ chức quá trình tập huấn nghiệp vụ vận tải, tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông cho người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và điều kiện cơ bản như sau:
– Đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
– Trong quá trình tổ chức hoạt động tập huấn đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải cần thiết phải phối hợp với các đơn vị vận tải khác, hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải ô tô địa phương, các cơ sở đào tạo người lái xe ô tô, các trường đào tạo công lập hoặc tư thục, bồi dưỡng cán bộ và công chức của bộ và các cơ quan ngang bộ, các trường đào tạo từ giai đoạn trung cấp trở lên để tổ chức hoạt động tập huấn cho người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe;
– Trước khi tổ chức hoạt động tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải, các đơn vị tổ chức hoạt động tập huấn cần phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đó là Sở giao thông vận tải tại địa phương để đưa ra cụ thể kế hoạch tập huấn, địa điểm và danh sách đối với các cán bộ tập huấn, kèm theo danh sách học viên tham dự quá trình tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải để có thể kiểm tra và giám sát trong quá trình tập huấn;
– Cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải đối với những người tập huấn đã hoàn thành đầy đủ khoa học theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu tại phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Đồng thời, cần phải lưu giữ hồ sơ đối với chương trình tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải và kết quả quá trình tập huấn tối thiểu trong khoảng thời gian 03 năm.
Theo đó thì có thể nói, các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ cần phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải, và cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên.
4. Đối tượng và nội dung tập huấn nghiệp vụ vận tải bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, thì đối tượng và nội dung tập huấn nghiệp vụ vận tải sẽ bao gồm các vấn đề sau:
– Đối tượng tập huấn nghiệp vụ vận tải bao gồm người lái xe và các nhân viên phục vụ trên xe;
– Nội dung tập huấn nghiệp vụ vận tải đó là tập huấn theo chương trình khung của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ giao thông vận tải;
– Thời điểm tập huấn đối với nghiệp vụ vận tải có thể thực hiện trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải, quá trình tập huấn sẽ được xác định là định kỳ không quá 03 năm được tính kể từ lần tập huấn trước đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
– Thông tư 17/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
– Thông tư 02/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ