Kiểm toán viên là một công việc đòi hỏi phải có trình độ và chuyên môn cao cũng như sự cẩn trọng và phải được đào tạo bài bản. Hiện nay, doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên được pháp luật quy định rất chặt chẽ. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên:
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên:
Theo quy định của pháp luật, kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật; hoặc người có chứng chỉ nước ngoài và được công nhận bởi Bộ tài chính, đồng thời đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
Và một kiểm toán viên hành nghề phải có đầy đủ các nghĩa vụ sau đây:
– Phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập một cách đầy đủ nhất.
– Đảm bảo không được phép can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán.
– Trường hợp nhận thấy việc thực hiện công việc không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì phải từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng.
– Đối với các chương trình cập nhật kiến thức hàng năm phải tham gia đầy đủ.
– Luôn luôn trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp.
– Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thì thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình.
– Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký báo cáo kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và hoạt động kiểm toán của mình.
– Phải có ý thức tuân thủ t các quy định của Luật kiểm toán Việt nam và pháp luật của nước sở tại nếu như hành nghề kiểm toán ở nước ngoài.
– Phải tuyệt đối chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định.
2. Tiêu chuẩn của một kiểm toán viên:
Căn cứ Điều 14 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH quy định một kiểm toán viên phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
– Đảm bảo có đủ năng lực hành vi dân sự.
– Đảm bảo có đầy đủ phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan.
– Về học tập: có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định.
– Phải có chứng chỉ kiểm toán viên.
Lưu ý: những đối tượng dưới đây không được phép đăng ký hành nghề kiểm toán:
– Cán bộ, công chức, viên chức.
– Đối tượng có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
– Đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm tính từ ngày có quyết định xử phạt.
– Đối tượng bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực.
– Đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Đối tượng đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án.
– Đối tượng đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.
– Đối tượng bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.
– Đối tượng có hành vi vi phạm về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm tính từ ngày có quyết định xử phạt.
3. Kiểm toán viên có quyền gì?
Bên cạnh việc tuân theo những quy định về trách nhiệm của kiểm toán viên, một kiểm toán viên hành nghề còn có những quyền lợi sau:
– Được hành nghề kiểm toán theo quy định.
– Được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.
– Được quyền kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán.
– Được quyền yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán.
– Được quyền yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán.
– Được quyền tiến hành kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán.
– Được quyền yêu cầu những cá nhân, tổ chức có liên quan phải cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán.
– Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
4. Hồ sơ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên:
Căn cứ Quyết định số 286/QĐ-BTC quy định về hồ sơ đăng ký dự thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên lần đầu bao gồm:
– Phiếu đăng ký dự thi có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc của Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú.
– Giấy tờ tùy thân gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đang công tác hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi cư trú.
– Văn bằng, chứng chỉ theo quy định (bản sao).
– 3 ảnh màu cỡ 3x4cm mới chụp trong vòng 6 tháng.
– 02 phong bì có dán tem và ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người nhận.
Sau đó, cá nhân sẽ nộp hồ sơ để đăng ký dự thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên lần đầu.
Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính (Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán) tiếp nhận hồ sơ và thẩm định hồ sơ.
Kỳ thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên sẽ được tổ chức.
Cuối cùng là công bố kết quả kỳ thi cấp chứng chỉ và phát chứng chỉ hành nghề cho kiểm toán viên.
5. Mẫu phiếu đăng ký dự thi kiểm toán viên hiện nay:
BỘ TÀI CHÍNH |
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
HỘI ĐỒNG THI KIỂM TOÁN VIÊN, |
| Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
KẾ TOÁN VIÊN |
|