Trong các giao dịch dân sự thì quyền và nghĩa vụ của công dân luôn là một trong số những vấn đề đặc biệt được quan tâm trong số đó có Nghĩa vụ liên quan đến trả tiền là một trong số những nghĩa vụ cơ bản mà chúng ta cần nắm rõ.
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về nghĩa vụ:
1.1. Nghĩa vụ là gì?
Theo quy định pháp luật hiện hành, ta có thể hiểu đơn giản như sau: Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện một công việc nhất định bởi vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Như vậy, nghĩa vụ là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đòi hỏi mỗi công dân phải thực hiện hành vi cần thiết do Nhà nước yêu cầu, nếu các cá nhân, tổ chức không tuân thủ thực hiện đúng thì Nhà nước buộc phải áp dụng biện pháp như giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
Thông qua đó, nghĩa vụ là việc các cá nhân, tổ chức phải làm theo bổn phận của mình,
1.2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân:
Nội dung của quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân như sau:
– Quyền công dân được hiểu là những hành vi theo ý chí, nguyện vọng, nhận thức khả năng của mình, được thực hiện những công việc không trái với quy định của pháp luật.
– Nghĩa vụ của công dân được hiểu là những hành vi bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của Nhà nước, vì lợi ích của Nhà nước không trái với quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ công dân ra đời đã thể hiện rõ nhất mối quan hệ qua lại, bình đẳng giữa nhà nước và công dân, quyền tự do cơ bản của công dân xuất phát từ quyền tự do cơ bản của con người được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận, quy định cụ thể trong
Quyền và nghĩa vụ công dân tuy đối lập nhưng lại được thống nhất với nhau. Mỗi một công dân đều được hưởng lợi ích chính đáng từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cũng các công dân đồng thời cần phải tuân thủ, chấp hành những quy định chung mà Nhà nước đặt ra, bắt buộc phải thực hiện những quy định, nghĩa vụ đó. Nếu làm trái công dân sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo những phân tích cụ thể được nêu trên, ta nhận thấy, mỗi công dân Việt Nam dù ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam đều có địa vị pháp lý bao gồm quyền và nghĩa vụ do cơ quan Nhà nước quy định cụ thể, các quyền và nghĩa vụ đó thể hiện mối quan hệ bền vững, mang tính lâu dài.
2. Quy định về nghĩa vụ trả tiền:
2.1. Nghĩa vụ trả tiền là gì?
Trong các giao dịch dân sự thì nghĩa vụ trả tiền là nghĩa vụ diễn ra hết sức phổ biến và rộng rãi ở mọi nơi trên đất nước, theo quy định tại Điều 440
“1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.”
Như vậy, ta nhận thấy, nghĩa vụ trả tiền là nghĩa vụ mà đối tượng của nó là một khoản tiền nhất định trong đó thì các chủ thể là người có nghĩa vụ phải thực hiện việc chuyển giao cho các chủ thể là người có quyền đầy đủ số tiền, đúng thời hạn, địa điểm và theo phương thức do các bên đã thỏa thuận trước đó hoặc theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.2. Nghĩa vụ trả tiền được thực hiện như thế nào?
– Thời hạn thanh toán tiền:
Căn cứ vào quy định được nêu cụ thể bên trên ta có thể thấy rằng, đối với thời hạn thanh toán tiền thì khi các bên đã có thỏa thuận về thời hạn và địa điểm thanh toán tiền thì bên có nghĩa vụ cần phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền theo đúng thỏa thuận trước đó giữa hai bên. Nếu hai bên không thỏa thuận về thời hạn thanh toán tiền thì việc thanh toán tiền sẽ được thực hiện ngay sau khi bên bán chuyển giao tài sản cho bên mua. Theo quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 434
– Về địa điểm thanh toán tiền:
Theo quy định của pháp luật dân sự, địa điểm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền được xác định là địa điểm bên bán thực hiện giao tài sản cho bán mua. Địa điểm giao tài sản thông thường là địa điểm bên bán kinh doanh mặt hàng của mình. Hoặc, địa điểm thanh toán tiền cũng có thể là nơi cư trú của bên bán, hoặc nơi cư trú của bên mua hoặc nơi diễn ra giao kết
– Về mức tiền phải thanh toán:
Mức tiền phải thanh toán là giá của
Đa số trong hợp đồng mua bán tài sản, khi bên bán chuyển giao tài sản cho bên mua thì bên mua sẽ phải thanh toán tiền mua bán tài sản đó. Chính bởi vì thế, nếu các bên chỉ thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền của bên mua tương ứng với thời hạn giao tài sản đó. Nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua có nghĩa vụ phải thực hiện thanh toán tiền khi nhận tài sản mua bán theo đúng quy định pháp luật.
Đối với trường hợp bên mua chậm thanh toán tiền mua tài sản đó thì bên mua sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự. Theo đó, bên mua vừa phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền mua tài sản, vừa phải thực hiện trách nhiệm trả lãi đối với số tiền chậm trả theo quy định cụ thể tại Điều 357
Như vậy, ta nhận thấy Bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra các quy định cụ thể về thời hạn, địa điểm thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong trường hợp các bên không thỏa thuận rõ về các điều này. Không những thế nếu bên mua chậm trả tiền thì có thể phải trả lãi theo lãi suất do pháp luật quy định.
3. Quy định về thực hiện nghĩa vụ trả tiền:
Khi quan hệ nghĩa vụ phát sinh nghĩa vụ trả tiền, Điều 280 Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền có nội dung cụ thể như sau:
“Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.
2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Tiền là một đối tượng vô cùng quan trọng của của quan hệ nghĩa vụ dân sự. Các bên sẽ có nghĩa vụ buộc phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định pháp luật, nhằm mục đích để thỏa mãn đúng nhu cầu lợi ích của bên có quyền. Nghĩa vụ trả tiền được thực hiện cụ thể như sau:
– Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.
Nghĩa vụ trả tiền là một loại nghĩa vụ vô cùng phổ biến và thường xuất hiện trong các
– Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả lãi.
Lãi suất là khoản tiền tăng lên được xác định theo số tiền chưa trả, thời hạn và lãi suất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Bên có nghĩa vụ sẽ phải thực hiện trả tiền gốc và trả cả khoản tiền lãi cho bên có quyền. Các bên tham gia giao dịch có thể tự thỏa thuận về việc trả tiền lãi trên nợ gốc. Khoản tiền mà bên vay phải trả sẽ bao gồm cả nợ gốc và lãi trên nợ gốc nếu các bên có thỏa thuận việc trả lãi. Tuy nhiên, trong các quan hệ nghĩa vụ có phát sinh nghĩa vụ trả tiền nếu các bên không có thỏa thuận khác, nghĩa vụ trả tiền của bên có nghĩa vụ sẽ bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc. Trong một số trường hợp cụ thể, nếu các bên không có thỏa thuận cụ thể và bên mua chậm thanh toán tiền cho bên bán thì bên mua đương nhiên phải trả lãi trên số tiền cần phải thanh toán cho người bán.