Hướng dẫn cách phân chia tài sản sau ly hôn? Nghĩa vụ trả nợ, thứ tự thanh toán nợ chung của hai vợ chồng sau khi đã ly hôn? Nghĩa vụ trả nợ, thứ tự thanh toán nợ khi chia tài sản chung?
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ tài chính đối với tài sản sau ly hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư tư vấn giúp em: Ông Nguyễn Văn Thiên được cấp GCN 1000m2 đất Lúa. Nay ông Thiên và bà Bình ly hôn. Tòa phân chia tài sản cho bà Bình tiếp tục sử dụng 1000m2 đất lúa trên đồng thời bà Bình trả lại cho ông Thiên 10.000.000 đồng tiền sử dụng đất. Nay bà Bình đã thực hiện thi hành án xong, giao tiền cho ông Thiên. Nay xin cấp GCN, diện tích thửa đất đo đạc thực tế là 1500m2. Như vậy bà Bình có phải đóng lệ phí trước bạ và thuế thu nhập cá nhân không?
Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về thuế thu nhập cá nhân.
Theo Điểm a, Khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP : “Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
Trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế.”
Thứ hai, về lệ phí trước bạ.
– Tại điểm c, khoản 16, Điều 3 Thông tư 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ:
“16. Tài sản của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng khi đăng ký lại quyền sở hữu, sử dụng không phải nộp lệ phí trước bạ trong những trường hợp sau đây:
…c) Tài sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng của hộ gia đình, do một người trong hộ gia đình đứng tên, khi phân chia tài sản đó cho các thành viên trong hộ gia đình đăng ký lại;
Trường hợp này, khi kê khai lệ phí trước bạ, chủ tài sản phải xuất trình giấy tờ hợp pháp chứng minh mối quan hệ với người đứng tên trên Giấy chứng nhận hoặc xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi hộ gia đình đăng ký hộ khẩu thường trú.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên: Trường hợp tài sản sau khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này của vợ chồng khi làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu thì thuộc đối tường được miễn thuế thu nhập cá nhân và không phái nộp lệ phí trước bạ.
Điểm đ, Khoản 14, Điều 4, Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17/6/2011 của Chính phủ thì : “Trường hợp khi cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phát sinh chênh lệch diện tích đất tăng thêm nhưng ranh giới của thửa đất không thay đổi thì không phải nộp lệ phí trước bạ đối với phần diện tích đất tăng thêm.”
2. Nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng sau ly hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Trường hợp của tôi là: Hai vợ chồng tôi đang sống chung với nhau, tôi có được bố mẹ tôi cho một mảnh đất, đứng tên tôi và với sự giúp đỡ của bố mẹ, tôi đã tiến hành xây dựng một ngôi nhà trên mảnh đất đó. Tuy nhiên, thời gian gần đây vợ chồng tôi có xảy ra mâu thuẫn. Vậy tôi muốn hỏi, nếu vợ chồng tôi mà ly hôn thì tôi có phải chia mảnh đất và ngôi nhà đó với chồng tôi không? Xin cảm ơn!
Luật sư trả lời:
Theo quy định tại
Trường hợp bố mẹ bạn cho đất và xây dựng nhà trên đất trong thời kì hôn nhân , dù mảnh đất do bạn đứng tên thì đó vẫn là tài sản chung của vợ chồng bởi theo quy định thì tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng.. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
Do đó khi ly hôn việc chia tài sản chung sẽ được chia theo nguyên tắc chia đôi, sẽ xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản cũng như công sức của mỗi bên trong việc tạo lập, duy trì , phát triển tài sản.
3. Nghĩa vụ trả nợ của vợ chồng sau khi đã ly hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi đang có một vấn đề thắc mắc rất mong được sự trợ giúp đó là tôi có ý định ly hôm với vợ. Chúng tôi có vay tiền để mua nhà nhưng cho tới nay vẫn chưa trả hết nợ. Vậy khi ly hôn vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì ngôi nhà sẽ là tài sản chung của vợ chồng bạn. Cho nên kể cả sau khi ly hôn thì hai người vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với món nợ này. Vấn đề thực hiện nghĩa vụ liên đới quy định tại Điều 288 Bộ luật dân sự năm 2015.
Vậy khi ly hôn vấn đề trả nợ có hai cách giải quyết như sau:
Thứ nhất: Thực hiện nghĩa vụ liên đới.
Vì vợ chồng bạn đã vay tiền để mua ngôi nhà trong thời ký hôn nhân, nên kể cả sau khi ly hôn, nếu không có thỏa thuân nào phát sinh thì hai người vẫn phải liên đới thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Hay nói cách khác hai người phải cùng nhau trả số nợ còn lại.
Thứ hai: Chỉ một bên phải trả số nợ còn lại.
Căn cứ Điều 370 Bộ luật dân sự 2015, bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý.
Có nghĩa là sau khi ly hôn, chỉ một trong hai người phải tiếp tục trả hết số tiền còn lại. Nhưng chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Việc chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho một trong hai người do hai người xác lập trên cơ sở tụ nguyện. Thông thường người được hưởng tài sản sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản đó. Ví dụ hai ngươi thỏa thuận để lại căn nhà cho vợ bạn, đồng thời chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho cô ấy.
– Thông báo với chủ nợ việc bạn đã ly hôn và đã chuyển giao toàn bộ căn hộ cho vợ để người cho vay đồng ý chuyển giao nghĩa vụ trả nợ.
4. Phải làm gì khi bị giữ hết tài sản khi ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, trước kia vợ chồng tôi có mở 1 công ty tư nhân chuyên về xây dựng do tôi đứng tên giám đốc và chủ tài khoản. Theo luật thì người nào là chủ tài khoản người đó cầm con dấu nhưng sau khi ly hôn chồng tôi đã chiếm đoạt hết tất cả các giấy tờ, con dấu và hồ sơ pháp lý liên quan đến công ty, tự động rút hết các khoản tiền trong tài khoản (do trước kia tôi có làm giấy ủy quyền cho chồng).
Mặc dù đã vận động cả gia đình và cơ quan nơi anh ta làm việc để hoàn trả lại cho chủ sở hữu nhưng anh ta vẫn cố tình chiếm đoạt hết tất cả. Tôi muốn hỏi luật sư làm thế nào để tôi có thể lấy lại con dấu, hồ sơ của công ty và cả số tiền mà anh ta đã chiếm đoạt trong thời gian qua? Hợp đồng được ký trước khi ly hôn nhưng sau khi ly hôn tiền mới về tài khoản thì số tiền của hợp đồng đó có được xem là tài sản chung và tôi có quyền chia đôi không? Việc làm của anh ta bị quy vào tội danh gì và mức phạt như thế nào mong luật sư tư vấn.
Chân thành cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 26
Về cấp giải quyết thì theo quy đinh tại Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định Tòa án cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp dân sự quy định tại Điều 26.
Về thẩm quyền của Tòa theo lãnh thổ, theo quy định tại Điềm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:
“a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”.
Như vậy, trong trường hợp chị không thể thỏa thuận, yêu cầu chồng mình trả lại số tài sản hợp pháp của chị thì chị có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng chị đang cư trú để yêu cầu Tòa án giải quyết.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được xác định bao gồm:
“Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.”
Như vậy, hợp đồng được ký trước khi ly hôn thì số tiền phát sinh từ hợp đồng vẫn được coi là tài sản chung của vợ chồng. Chị hoàn toàn có quyền yêu cầu chia đôi số tiền đó.
Vợ chồng bạn khi ly hôn đã không yêu cầu Tòa án giải quyết chia tài sản chung nên tài sản chung của hai người do hai người tự thỏa thuận với nhau. Nếu không thỏa thuận được thì chị có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Hành vi của chồng chị như trên chưa cấu thành tội phạm theo quy định Bộ luật hình sự 2015
5. Nguyên tắc thứ tự thanh toán nợ sau ly hôn:
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư. Cho tôi được hỏi, 2 vợ chồng đã ly hôn, sau khi ly hôn thì người vợ có nợ một số tiền, sau đó bên chủ nợ khởi kiện, và đã đưa tới xử ở phiên phúc thẩm. Toà tuyên án người chồng liên đới chịu trách nhiệm trả nợ cho người vợ. Vậy mà qua 3 tháng sau, thi hành án lại đưa thông báo chia tài sài mà người đứng tên là người chồng (đã qua đời được 1 tháng) đòi phân chia tài sản trả cho chủ nợ. Như vậy có đúng pháp luật không thưa luật sư?
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn cung cấp, sau khi ly hôn người vợ phát sinh một khoản nợ. Do đó, nếu khoản nợ này là khoản nợ riêng mà người vợ xác lập sau khi ly hôn thì đương nhiên nghĩa vụ trả nợ là nghĩa vụ riêng của người vợ.
Khi ly hôn Tòa án sẽ giải quyết tài sản của vợ chồng theo nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ chồng nếu vợ chồng không tự thỏa thuận được việc chia tài sản, việc chia đôi tài sản có dựa vào các yếu tố:
+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng. Theo đó, khi giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ chia đôi tài sản chung của vợ chồng và yêu cầu người vợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ từ tài sản riêng sau khi đã chia từ khối tài sản chung. Vì vậy, việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vợ là nghĩa vụ riêng của người vợ do đã xác lập sau khi ly hôn, tài sản dùng để trả nợ được lấy từ khối tài sản chung của vợ chồng sau khi chia cho người vợ. Do đó, việc tòa án yêu cầu chồng liên đới chịu trách nhiệm là không phù hợp với quy định của pháp luật.