Người thực hiện công việc không có uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
Theo Điều 595 “Bộ luật dân sự năm 2015” quy định:
1. Người thực hiện công việc không có uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
2. Người thực hiện công việc không có uỷ quyền phải thực hiện công việc như công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.
3. Người thực hiện công việc không có uỷ quyền phải báo cho người có công việc được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có uỷ quyền không biết nơi cư trú của người đó.
4. Trong trường hợp người có công việc được thực hiện chết thì người thực hiện công việc không có uỷ quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện đã tiếp nhận.
5. Trong trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có uỷ quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.
Đặc điểm:
Khi có đầy đủ các điều kiện đã phân tích ở trên thì việc thực hiện công việc không có ủy quyền được coi là hợp pháp. Tuy nhiên khác với các trường hợp khác, mặc dù người thực hiện công việc không có ủy quyền không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đó, nhưng khi đã tiến hành công việc thì pháp luật quy định họ phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người có công việc được thực hiện (hoặc người thừa kế hoặc người đại diện của họ) có thể tự mình thực hiện công việc. Vì không có ủy quyền, không có thỏa thuận về việc thực hiện công việc cho nên người thực hiện công việc chỉ có nghĩa vụ phải thực hiện công việc phù hợp với khả năng và điều kiện của mình.
Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc theo ý định của người có công việc nếu biết hoặc đoán biết được ý định đó. Nếu không biết được ý định đó thì khi tiến hành công việc phải cân nhắc đến tính chất của công việc. Nếu vi phạm nguyên tắc này thì người thực hiện công việc phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Người thực hiện công việc không có ủy quyền còn có nghĩa vụ
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Vì không có ủy quyền (không có sự thỏa thuận của các bên) cho nên người đã thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện cho đến kho người có công việc có thể tự mình thực hiện công việc. Nếu người có công việc chết trước khi tiếp nhận công việc thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho tới khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc đã tiếp nhận công việc.
Khi có những lý do chính đáng không thể tiếp tục công việc thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo ngay cho người có công việc, người đại diện hoặc thân thích của họ. Nghĩa vụ tiếp tục thực hiện công việc sẽ chấm dứt sau khi thông báo, bất kể những người được báo có tiếp nhận công việc hay không tiếp nhận công việc, miễn rằng lí do để không thể tiếp tục công việc phải chính đáng như: ốm đau, đi công tắc xa… Người đã thực hiện công việc không có ủy quyền cũng có thể nhờ người khác thay mình thực hiện công việc và khi đó nghĩa vụ của họ cũng chấm dứt, người được nhờ sẽ trở thành người thực hiện công việc không có ủy quyền.
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền
– Phân biệt thực hiện công việc có ủy quyền và không có ủy quyền
– Người được ủy quyền ký hợp đồng có được ký quyết định sa thải?