Như chúng ta đã biết thì thừa kế là việc người chết để lại di sản cho người còn sống và người thừa kế được hưởng các quyền và bên cạnh đó phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật quy định. Vậy Người thừa kế là gì? Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế tài sản?
Mục lục bài viết
1. Người thừa kế là gì?
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.( Điều 613. Người thừa kế
Như Vậy, Theo quy định thì Người thừa kế là người được hưởng di sản mà người chết để lại theo di chúc hay heo quy định của pháp luật quy định. Người thừa kế có thể là người chỉ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc chỉ có thể hưởng di sản thừa kế theo pháp luật nhưng có thể là người vừa được hưởng di sản thừa kế theo di chúc vừa được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật quy định. Thừa kế là một chế đinh pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định đồng thời quy định phạm vi quyền, và các nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự mà trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những người có quyền nhận di sản cố thể nhận hoặc không nhận di sản (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại (trong một số trường hợp người để lại tài sản có thể chỉ để lại hoa lợi, và các lợi tức phát sinh từ tài sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng…) vì pháp luật quy định chỉ người đó mới có quyền được hưởng.
2. Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế tài sản:
2.1. Quyền của người thừa kế tài sản:
Quyền từ chối nhận di sản thừa kế
Pháp luật về thừa kế luôn tôn trọng ý chí tự do của người thừa kế trong việc nhận di sản thừa kế của người chết để lại. Pháp luật không bắt buộc người hưởng di sản phải nhận di sản thừa kế nếu bản thân họ không muốn nhận phần di sản đó.
Theo Điều 620
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, Từ chối quyền hưởng di sản là một trong những quyền của một bên chủ thể trong quan hệ thừa kế – người có quyền hưởng hưởng di sản thừa kế. Điều luật trên quy định 3 nội dung về Quyền được từ chối, thủ tục từ chối, thời điểm từ chối nhận di sản theo quy định của pháp luật
Người thừa kế có quyền hưởng, quyền từ chối nhận di sản, quyền được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, quyền được hưởng thừa kế thế vị, quyền được quản lý, phân chia di sản… Trong các quyền này, quyền từ chối là quyền định đoạt của người hưởng di sản thừa kế (từ chối việc xác lập quyền sở hữu đối với phần di sản mà mình được hưởng).
2.2. Nghĩa vụ của người thừa kế tài sản:
Tại Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, Điều luật như trên đây xác định trách nhiệm của người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, và chỉ áp dụng với người hưởng di sản thừa kế. Va trong trường hợp Nếu người thừa kế đã từ chối quyền hưởng di sản thì họ không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại theo quy định
Người hưởng thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại không phải với tư cách là chủ thể mới “bước vào quan hệ nghĩa vụ ”, họ không thay thế vị trí chủ thể. và thực hiện nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của người chết để lại, hay nói cách khác, họ phải trả nợ chỉ vì họ tiếp nhận tài sản có của người chết để lại (nợ của người chết không phải là nợ của người hưởng di sản). Sau khi thanh toán toàn bộ nghĩa vụ của người chết để lại và những chi phí liên quan đến di sản thừa kế, nếu tài sản không còn (nghĩa vụ tài sản và các chi phí khác bằng hoặc lớn hơn khối tài sản mà người chết để lại) thì khi đó không còn tài sản để chia thừa kế và như vậy thì không có quan hệ nhận di sản thừa kế.
Ví dụ: Một người để lại khối di sản thừa kế trị giá 300 triệu đồng nhưng lúc còn sống, người đó vay nợ 300 triệu đồng và nợ tiền thuế Nhà nước là 100 triệu đồng; trước lúc chết người đó chưa kịp thực hiện các nghĩa vụ này. Như vậy, di sản để lại ngang bằng với các khoản nợ. Sau khi thanh toán không còn di sản để chia cho những người thừa kế.
3. Điều kiện nộp thuế thu nhập cá nhân khi nhận thừa kế:
– Theo khoản 9 Điều 2 và Điều 16
Điều kiện 1. Thu nhập từ thừa kế thuộc 04 trường hợp Thu nhập từ nhận thừa kế là khoản thu nhập mà cá nhân nhận được theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế, cụ thể như sau:
+ Trường hợp 1. Nhận thừa kế là chứng khoán, gồm:
– Cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán;
– Cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Trường hợp 2. Nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, gồm:
– Vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh,
– Vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân;
– Vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.
Trường hợp 3. Nhận thừa kế là bất động sản, gồm:
– Quyền sử dụng đất;
– Quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất;
– Quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai;
– Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai;
– Quyền thuê đất;
– Quyền thuê mặt nước;
– Các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ thừa kế là bất động sản được miễn thuế.
Trường hợp 4. Nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước
Tài sản khác phải đăng ký như: Ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao.
Điều kiện 2. Thu nhập từ nhận thừa kế lớn hơn 10 triệu đồng mỗi lần nhận
Như vậy, chỉ khi nào người có thu nhập từ nhận thừa kế mà thuộc 04 trường hợp trên và giá trị mỗi lần nhận thừa kế từ 10 triệu đồng trở lên thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Trên đây là nội dung chúng tôi cung cấp vè vấn đề Người thừa kế là gì? Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế tài sản? và các quy định khác liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành