Nghĩa vụ, quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn? Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng?
Ly hôn là việc không ai mong muốn, khi mà quan hệ hôn nhân đã đến mức trầm trọng không thể kéo dài, vợ chồng có thể yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Bên cạnh đó cho dù hôn nhân đã chấm dứt, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con. Theo đó, khi vợ hoặc chồng không trực tiếp nuôi con, người đó sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng để người còn lại thực hiện việc trực tiếp nuôi con.
Pháp luật hôn nhân quy định nghĩa vụ, quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Vậy cụ thể nghĩa vụ, quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn được thực hiện như thế nào? Nếu vi phạm nghĩa vụ, quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn bị xử lý ra sao? Dưới đây công ty Luật Dương Gia chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Căn cứ theo quy định tại điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy định cụ thể:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
Hiện nay thì vấn đề ly hôn không phải hiếm gặp thông thường thì Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận giữa cha và mẹ của người con để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Theo đó nên cha, mẹ của người con có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau đối với con vào thời điểm trước, trong hoặc sau khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng hay quan hệ chung sống như vợ chồng theo quy định của pháp luật. Nếu trong trường hợp mà cha, mẹ của người con không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn ngoài những điều kiện nêu trên còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, như chỗ ở, thu nhập, thời gian chăm sóc con… của mỗi bên, nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con để con có điều kiện phát triển tốt nhất.
Khi tiến hành thực hiện quyết định ly hôn hay quyết định chấm dứt quan hệ chung sống như vợ chồng thì người không trực tiếp nuôi con phải tuân thủ quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như chúng tôi đã nêu như trên theo đó, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con khi con sống với người còn lại, có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở. Bên cạnh dó thì không thể lấy lý do thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Như vậy người có trách nhiệm nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con. Cụ thể, Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định các trường hợp sau đây sẽ bị Tòa án hạn chế quyền thăm nom con:
+ Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý;
+ Có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
+ Phá tài sản của con;
+ Có lối sống đồi trụy;
+ Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy sau khi ly hôn nếu cha và mẹ có căn cứ cho rằng bên không trực tiếp nuôi con có các dấu hiệu được quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì bên trực tiếp nuôi con vì quyền lợi của con có quyền làm đơn đến Tòa án yêu cầu hạn chế quyền thăm nom của bên không trực tiếp nuôi con, Hồ sơ yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con bao gồm:
+ Đơn yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con
+ Bản sao quyết định ly hôn có công chứng
+ Bản sao chứng minh thư nhân dân
+ Chứng cứ chứng minh người không trực tiếp nuôi con đã có hành vi ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục con
+ Đơn xin xác nhận cư trú chứng minh thẩm quyền khởi kiện
Người yêu gửi đơn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú để được giải quyết. Không chỉ được quyền thăm con mà người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng để san sẻ một phần gánh nặng về tiền bạc đối với người nuôi con. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 :
“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.
Theo đó, khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình. Có thể nói về vấn đề dân sự thì pháp luật luôn nghi nhận sự thỏa thuận của các bên với nhau và trường hợp này cũng vậy mức cấp dưỡng sẽ do hai bên cha và mẹ thỏa thuận căn cứ vào thu nhập thực tế, khả năng tài chính của người cấp dưỡng cũng như nhu cầu chi tiêu của người con. Theo đó khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng cũng do các bên thỏa thuận trong khuôn khổ quy định mà pháp luật cho phép. Chỉ khi không thể thỏa thuận được, Tòa án mới quyết định áp dụng mức cấp dưỡng cho các bên. Các phương thức cấp dưỡng cũng khá linh hoạt và có thể cấp dưỡng định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận.
2. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
Căn cứ theo quy định tại điều 54. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật.
2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Như vậy căn cứ vào quy định trên đây có thể thây pháp luật đưa ra những chế tài để xử lý từ 100.000 đồng tới 300. 000 đồng. Bên cạnh đó, Căn cư theo quy định tại điều 380
Kết luận: Như vậy qua bài viết chúng tôi đã phân tích chúng tôi xin tóm gọn lại nội dung này đó là việc cha mẹ có nghĩa vụ, quyền khi không trực tiếp nuôi con sau ly hôn, theo đó để cha mẹ dù ly hôn nhưng vẫn có trách nhiệm nuôi dưỡng con cái bằng các hình thức như cấp dưỡng hay thăm nom…vv để cho trẻ có điều kiện phát triển và có tình thương của cả bố lẫn mẹ, có thể thấy pháp luật đề ra những quy định mang tính nhân đạo và rất hợp lý. Bởi sự phát triển của trẻ sau này là tương lai của dất nước và để có thể sống lành mạnh, được giáo dục tốt thì cha mẹ sau khi ly hôn vẫn cần thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đối với con trẻ. Ngoài ra nếu cha mẹ có những hành vi vi phạm thì sẽ bị hanh chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định mà chúng tôi đã nêu ra trên bài. Có thể thấy đây là quy định thể hiện trách nhiệm của cha, mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con chung của hai vợ chồng đối với con chưa thành niên và con thành niên không có khả năng tự nuôi mình vì không có khả nang lao động.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Nghĩa vụ, quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.