Khi tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm tài sản thì người được bảo hiểm trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại được ghi trong hợp đồng.
Theo quy định tại Điều 567 “Bộ luật dân sự 2015” thì hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải đóng một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Như vậy, khi tham gia hợp đồng bảo hiểm thì các bên phải có trách nhiệm với nhau. Bên mua bảo hiểm sẽ đóng phí còn bên bảo hiểm thì phải đóng một khoản tiền cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Tại Điều 574 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về nghĩa vụ phòng ngừa thiệt hại, như sau:
Thứ nhất, bên được bảo hiểm có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện ghi trong hợp đồng, các quy định của pháp luật có liên quan và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại. Tức là, khi tham gia ký kết hợp đồng các bên đã có sự thỏa thuận với nhau và được ghi vào hợp đồng vì vậy bên được bảo hiểm phải tuân thủ các điều kiện đã ghi trong hợp đồng đó và trong trường hợp có các sự kiện xảy ra như thiên tai, hỏa hoạn… thì bên được bảo hiểm phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại.
Thứ hai, trong trường hợp bên được bảo hiểm có lỗi không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thiệt hại đã ghi trong hợp đồng thì bên bảo hiểm có quyền ấn định một thời hạn để bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó, nếu hết thời hạn mà các biện pháp phòng ngừa vẫn không được thực hiện thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc không trả tiền bảo hiểm khi thiệt hại xảy ra do các biện pháp phòng ngừa đã không được thực hiện.
>>> Luật sư
Tức là khi xảy ra các sự kiện có thể gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm nhưng bên được bảo hiểm lại không thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra mà bắt bên bảo hiểm phải chịu các chi phí về vấn đề thiệt hại đó. Trong trường hợp này thì bên bảo hiểm không phải chịu các chi phí đó vì bên được bảo hiểm đã không thực hiện các biện pháp để ngăn chặn, nhưng nếu trong trừng hợp bên được bảo hiểm đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn nhưng vẫn không khác phục được hậu quả thì bên bảo hiểm vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ví dụ: công ty A có ký kết hợp đồng bảo hiểm với công ty bảo hiểm B ngày 10/4/2014 để bảo hiểm cho xưởng ôtô của công ty đến ngày 20/9/2014 thì có xảy ra cơn bão làm hư hỏng một số chiếc xe của công ty A. Công ty A yêu cầu công ty bảo hiểm B phải thanh toán chi phí cho việc sửa chữa những hư hỏng này của công ty A. Trong trường hợp này thì công ty B cần làm rõ các vấn đề xem là công ty A có thực hiện các biện pháp ngăn chặn hay không vì thong thường khi có thong tin về cơn bão thì trên tivi sẽ được phát