Nghĩa vụ liên đới là một quy định hợp lý được ban hành để bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể là người có quyền, giúp các chủ thể này có thể thực hiện được quyền của mình một cách thuận lợi hơn so với các nghĩa vụ dân sự riêng rẽ. Vậy nghĩa vụ liên đới là gì? Nghĩa vụ đối với nhiều người có quyền liên đới?
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về nghĩa vụ liên đới:
1.1. Nghĩa vụ liên đới là gì?
Theo Điều 274
Theo Khoản 1 Điều 288 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ liên đới có nội dung cụ thể như sau:
“Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.”
Thông qua quy định cụ thể được nêu trên ta nhận thấy để quyền dân sự của các chủ thể được bảo đảm, trong một số trường hợp, nghĩa vụ nhiều người sẽ được xác định là nghĩa vụ dân sự liên đới nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Mục đích chính của việc xác định một nghĩa vụ liên đới khi có nhiều người cùng tham gia quan hệ nghĩa vụ là buộc những người có nghĩa vụ phải cùng nhau gánh vác toàn bộ nghĩa vụ đó theo đúng thoả thuận và quy định của pháp luật nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi cho chủ thể có quyền kể cả khi có một trong số những người có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Cũng chính bởi vì vậy mà trong quan hệ nghĩa vụ liên đới, những người có nghĩa vụ luôn luôn liên quan với nhau trong cả quá trình thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cũng như quyền yêu cầu của những người có quyền luôn được coi là một thể thống nhất.
Thông qua các phân tích bên trên, ta nhận thấy rằng nghĩa vụ dân sự liên đới là loại nghĩa vụ của nhiều người, nhiều loại đối tượng khác nhau mà trong đó, một trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ hoặc một trong số những người có quyền đều có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
Như vậy, thông qua các quy định của pháp luật dân sự, ta nhận thấy, các đặc điểm của nghĩa vụ dân sự liên đới như sau:
– Một đặc điểm vô cùng quan trọng đó là nghĩa vụ dân sự liên đới là một loại nghĩa vụ của nhiều người.
– Nghĩa vụ dân sự liên đới sẽ có sự liên quan trong việc thực hiện nghĩa vụ giữa những người có nghĩa vụ và sự liên quan trong việc hưởng quyền giữa người có quyền.
1.2. Các căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới:
Theo Điều 275
– Thứ nhất: Hợp đồng:
Thỏa thuận của các bên trong hợp đồng dân sự: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Các chủ thể trong quan hệ dân sự có vị trí độc lập, bình đẳng với nhau ví vậy pháp luật dân sự khi điều chỉnh các quan hệ dân sự cũng dựa trên sự tự thỏa thuận của các bên. Nếu trong hợp đồng, các bên đã thỏa thuận rõ về việc nghĩa vụ sẽ được liên đới thực hiện thì phải liên đới thực hiện nghĩa vụ đó.
– Thứ hai: Hành vi pháp lý đơn phương là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới.
– Thứ ba: Thực hiện công việc không có ủy quyền là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới.
– Thứ tư: Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới.
– Thứ năm: Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật là một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới.
– Thứ sáu: Các căn cứ khác do pháp luật quy định cụ thể.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có thể thấy căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới có thể thông qua sáu trường hợp cụ thể sau đây: Hợp đồng, Hành vi pháp lý đơn phương; Thực hiện công việc không có ủy quyền; Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật và các căn cứ khác do pháp luật quy định. Nghĩa vụ liên đới chỉ phát sinh dựa trên các căn cứ cụ thể nêu trên. Trong các trường hợp khác thì nghĩa vụ liên đới không phát sinh.
2. Quy định về thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới:
Theo Điều 288 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung sau đây:
“1. Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
2. Trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
3. Trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
4. Trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.”
Như vậy, thực hiện nghĩa vụ liên đới là việc có nhiều người cùng thực hiện một nghĩa vụ cụ thể. Và, những người đó được gọi là người có nghĩa vụ liên đới. Tất cả các chủ thể này đều là chủ thể có nghĩa vụ. Cũng chính bởi vì vậy mà các chủ thể là người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số họ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Nếu một trong số những người có nghĩa vụ thực hiện phần nghĩa vụ của họ mà những người khác chưa thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì quan hệ nghĩa vụ giữa người đã thực hiện với người có quyền vẫn chưa được coi là chấm dứt theo quy định ủa pháp luật hiện hành. Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì người có nghĩa vụ không những phải thực hiện phần của mình mà còn phải thực hiện thay cho người có nghĩa vụ khác khi người đó không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
Các chủ thể là người có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ cho từng người có quyền và cũng có thể thực hiện toàn bộ nghĩa vụ cho một trong số những người có quyền liên đới. Khi nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đã được thực hiện xong thì nghĩa vụ liên đới vẫn chấm dứt toàn bộ theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời cũng phát sinh một nghĩa vụ hoàn lại, trong đó người có quyền nào đã tiếp nhận sự thực hiện nghĩa vụ phải thanh toán cho những người có quyền khác phần quyền mà mình đã nhận thay họ.
Đối với trường hợp khi các chủ thể là người có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ nội dung của nghĩa vụ mà sau đó lại miễn việc thực hiện cho người đó thì nghĩa vụ dân sự được chấm dứt toàn bộ. Còn nếu các chủ thể là người có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới với riêng phần của họ thì những người khác vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ còn lại theo đúng quy định pháp luật dân sự.
Khi quan hệ nghĩa vụ được xác định là nghĩa vụ liên đới mà có nhiều người có quyền thì các chủ thể sẽ được gọi là người có quyền liên đới. Cũng chính bởi vì vậy pháp luật dân sự cho phép một trong số những người đó đều có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ mà không cần có sự uỷ quyền của những chủ thể là người có quyền liên đới khác. Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì các chủ thể là người có quyền không những có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ đối với phần quyền của mình mà còn có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện trước mình phần nghĩa vụ đối với những người có quyền khác.
3. Ý nghĩa việc xác định nghĩa vụ liên đới:
Dựa trên các quy định pháp luật, ta nhận thấy pháp luật dân sự ghi nhận một đặc quyền của bên có quyền. Đó là bên có quyền sẽ được quyền yêu cầu bất cứ ai có nghĩa vụ liên đới với họ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đó. Đây là một quyền lợi đáp ứng được mong muốn của người được thụ hưởng. Cũng là một quy định thật sự hợp lý của pháp luật. Bởi vì nếu như có nhiều người phải thực hiện nghĩa vụ với một người thì việc thực hiện nghĩa vụ này khi được chia đều cho từng người mà người có quyền lại không có đặc quyền được nêu trên sẽ người có quyền sẽ gặp rất nhiều bất lợi khi chờ đợi việc hoàn thành tất cả các nghĩa vụ từ những người có nghĩa vụ.
Ý nghĩa của việc quy định nghĩa vụ dân sự liên đới: Nghĩa vụ liên đới bảo đảm cho nghĩa vụ được thực hiện đầy đủ, tạo nhiều lợi thế cho người có quyền. Người có quyền có thể lựa chọn bất kỳ ai trong số những người có nghĩa vụ có khả năng thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, khả năng đáp ứng lợi ích phát sinh từ quan hệ nghĩa vụ sẽ cao hơn.